Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và đầu tư THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 73)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự

- Nhân sự là nguồn gốc của mọi thịnh suy của một công ty. Vì vậy một nguồn nhân sự tốt sẽ giúp cho đứng vững và phát triển trên thị trường, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của công ty thậm chí còn có thể bị diệt vong. Vì vậy công ty phải thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo và phát triển nhân sự, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nhân sự, có chính sách tích cực hơn để tạo ra nguồn nhân sự có chất lượng cao hơn trong thời gian tới.

- Việc đào tạo nhân sự nói chung cần phải giữ vững định hướng, bám sát mục tiêu, đa dạng hóa loại hình đào tạo, lựa chọn các cơ sở đào tạo phù hợp và phân bổ chí phí dành cho đào tạo một cách hợp lý nhất.

- Để thích ứng với yêu cầu kinh doanh của cơ chế thị trường thì nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đối với mỗi cá nhân là hết sức cần thiết và không thể có điểm dừng. Công ty phải luôn duy trì hoạt động đào tạo cho tất cả mọi người.

- Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với chức năng sản xuất là chủ yếu nên lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lao động vì vậy công ty nên chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân hơn nữa.

- Công ty nên trích ra một phần ngân sách dành cho công tác đào tạo. Công ty đa dạng hóa hình thức đào tạo nâng cao kỹ thuật cho công nhân bằng việc áp dụng một số phương pháp đào tạo khác như:

- Gửi công nhân đi học nghề ở các trường dạy nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kiến thức về lý thuyết và tiếp cận được với các chương trình giảng dạy mới tiên tiến hơn vì khoa học kỹ thuật luôn luôn thay đổi. Những người được chọn phải là những cá nhân có phẩm chất tốt, tư cách đạo đức tốt, có lòng yêu nghề, có trình độ chuyên môn từ khá trở lên. Sau khi được cử đi học họ phải có trách nhiệm là quay về làm việc cho công ty, lấy những kiến thức của mình vừa học được truyền lại cho anh em cùng làm việc trong một phân xưởng. Phải là một trong những mắt xích quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng xuất lao động cho công ty.

- Đào tạo theo phương pháp giảng bài: đó là việc thuê các giảng viên từ các trường dạy nghề về công ty, sau đó tổ chức các lớp học trực tiếp tại công ty, giảng viên sẽ hướng dẫn công nhân cả về mặt lý thuyết và kết hợp với thực hành. Phương pháp này sẽ giúp cho các lao động trong công ty củng cố thêm về mặt lý thuyết và thực tiễn cho bản thân. Dùng hình thức này thì chi phí thấp hơn so với hình thức gửi công nhân đi học.

Ngoài ra công ty nên tiếp tục hình thức đào tạo truyền thống của mình là đào tạo tại nơi làm việc đó là các lao động có tay nghề vững, bậc thợ cao sẽ kèm cặp, chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình độ thấp hơn. Hình thức này sẽ

kích thích công nhân đua nhau học hỏi hơn nữa vì tâm lý chung của con người là ai cũng muốn nổi bật, muốn được người khác nể trọng.

- Công tác tổ chức thi lên tay nghề phải được thực hiện tốt hơn trước bằng cách: tổ chức thi tay nghề nghiêm túc hơn, kiểm tra sát sao quá trình thi cử từ khâu ra đề thi đến khâu chấm bài thi, tránh tình trạng lộ đề thi trước khi thì, điều này sẽ làm mất đi tính khách quan trong thi cử, không phản ánh đúng trình độ thật sự của người công nhân.

- Ngoài ra công ty nên chú trọng hơn đến vấn đề đào tạo nhân sự tại các phòng ban chức năng, để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả quản trị nhân sự nói riêng. Mặt dù là đơn vị sản xuất nhưng không có nghĩa là nhiệm vụ của công ty chỉ là sản xuất xong cứ để đấy mà sản xuất xong công ty phải tìm được thị trường đầu ra để tiêu thụ sản phẩm, đây là nhiệm vụ của các phòng ban chức năng mà cụ thể là của phòng kinh doanh. Vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ của các nhân viên phòng ban chức năng nói chung và các nhân viên ở phòng kinh doanh nói riêng cũng không kém phần quan trọng. Hàng năm công ty nên tổ chức các lớp học tại công ty để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên ở trong các phòng ban, công ty có thể mời các giảng viên ở các trường đại học hoặc cán bộ giỏi trong công ty về trực tiếp giảng dạy.

Như đã nói ở trên, đây là phòng ban chịu trách nhiệm chính trong tiêu thụ sản phẩm của công ty vì vậy để nâng cao trình độ nhân sự của phòng kinh doanh công ty nên cử một số trường hợp đi học tập các lớp bồi dưỡng các kiến thức về thị trường và kiến thức marketing.

- Tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt khác cùng ngành về các phương pháp quản lý, sau đó sẽ rút ra các ưu điểm để cận dụng vào công ty của mình một cách hợp lý nhất, giúp cho việc cải thiện công tác quản trị nhân sự trong công ty.

- Tổ chức các buổi hội thảo về các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu suất công việc trong nội bộ doanh nghiệp và tham gia vào các buổi hội thảo của liên đoàn.

- Đối với mỗi một nhân sự khi mới được đề bạt hoặc được tuyển dụng thì sau khi sắp xếp cần có một giai đoạn đào tạo bổ sung, đào tạo thích nghi bằng các phương pháp: kèm cặp, bồi dưỡng tại chỗ.

- Thêm vào đó công ty nên đào tạo nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong công ty về: ý thức tự quản, bảo vệ sự thất thoát về tài sản, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công nghiệp, nâng cao tác phong công nghiệp cho mọi thành viên

3.3.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự

Đánh giá

- Để đảm bảo sự công bằng trong công tác quản trị nhân lực của công ty cần phải

thực hiện công tác đánh giá một cách công bằng, cần tránh đánh giá thiên vị theo tình cảm cá nhân, vì nó sẽ gây ảnh hướng lớn đến công tác quản lý cũng như hoạt động của doanh nghiệp

- Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất với khối lượng công việc rất lớn nên công tác kiểm tra – đánh giá cần phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác góp phần hoàn thiện công tác quản trị, cũng như phát hiện và khắc phục những sai sót phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển ổn định.

Công tác đãi ngộ nhân sự

Đây là công tác rất quan trọng trong công ty. Công tác này được thực hiện nhằm kích thích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Đãi ngộ vật chất

- Đãi ngộ vật chất được thể hiện qua tiền lương và tiền thưởng. Về tiền lương công ty đã có hệ thống trả lương rất rõ ràng vì vậy vấn đề cần đặt ra ở đây là việc thanh toán tiền lương cho người lao động phải được thực hiện theo đúng thời gian và đủ số tiền cho người lao động.

- Trong những năm tới ban lãnh đạo công ty xác định là phải tăng được mức thu nhập cho người lao động, vậy để tăng thu nhập cho người lao động thì công ty phải tập trung vào việc tăng doanh thu và mở rộng thị trường tiêu thụ, muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì công ty phải chú trọng đến công tác marketing, tất cả các hoạt động này đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập cho người lao động.

- Tiền thưởng là vấn đề công ty nên quan tâm chú ý nhiều hơn nữa. tiền thưởng là những khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt nguyên tác phân phối theo lao động. Công ty nên trích hẳn ra một quỹ gọi là quỹ khen thưởng. Quỹ này được dành cho tất cả những

cá nhân và tập thể có thành tích công tác tốt, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lao động. Số tiền thưởng cho cán bộ công nhân có thành tích tốt phải có một mức giá trị kinh tế đủ để khuyến khích các cán bộ nhân viên trong công ty làm tốt công việc hơn nữa.

Đãi ngộ tinh thần

- Sử dụng đúng khả năng, bố trí công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi một cá nhân có thể tự nâng cao trình độ cho bản thân.

- Các nhà quản trị gia nên tỏ thái độ quan tâm chân thành tới các nhân viên trong công ty: nắm vững tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, thường xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới. Tạo điều kiện để cùng sinh hoạt nghỉ mát, vui chơi giải trí, tránh sự phân biệt thái quá trong lĩnh vực đãi ngộ.

- Thực hiện chế độ đăng ký mục tiêu phấn đấu giữa những người lao động và giữa các quản trị viên trong công ty.

- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng vệ sinh công nghiệp trong công ty để người lao động đảm bảo được sức khỏe và có tâm trạng thoải mái khi làm việc.

- Áp dụng thời gian làm việc linh động và chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhất cho các công nhân sản xuất ở các phân xưởng.

- Tổ chức và đẩy mạnh hơn nữa các phong tào thi đua trong doanh nghiệp. Thi đua góp phần vào việc giải quyết các khó khăn, ách tắc trong sản xuất. Thi đua thu hút được đông đảo quần chúng tham gia vào công việc quản lý, giúp cho trình độ quản lý của mỗi người nâng lên.

1.Kết luận

Công tác quản trị nhân lực trong một tổ chức nói chung và quản trị nhân lực trong một tổ chức kinh doanh nói riêng là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Đối với đơn vị kinh doanh sản xuất như công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế luôn phải sử dụng một lượng lớn lao động thì công việc này càng khó khăn phức tạp hơn gấp bội. Đề tài đã nghiên cứu khám phá, điều chỉnh và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp nói chung và tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư nói riêng, qua đó đề xuất một số giải pháp gợi ý cho doanh nghiệp đến việc hoàn thiện công tác quản trị nhân lực.

- Bằng phương pháp phân tích nhân tố và kiểm tra độ tin cậy của thang đo đề tài đã kiểm định thang đo đánh giá về công tác quản trị nhân lực của công ty. Cụ thể thang đo ban đầu gồm 25 biến độc lập và 6 biến về thông tin cá nhân, sau khi phân tích nhân tố còn lại 23 biến, phân tích nhân tố cũng đã trích các biến vào 5 nhóm theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha cũng cho thấy 5 nhóm nhân tố sau khi tạo từ phân tích nhân tố là đảm bảo tin cậy và sử dụng được.

- Đề tài đã xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố thành phần đến đánh giá công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế, cũng như đánh giá của cán bộ công nhân viên.về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác quản trị nhân lực của công ty.

- Đề tài đã kiểm định giá trị trung bình của tổng thể đối với các nhân tố thành phần công tác quản trị nhân lực và nhân tố công tác quản trị nhân lưc của công ty bằng phương pháp kiểm định One – Sample T-test. Kết quả kiểm định cho thấy các nhân tố có giá trị là khác 4 có nghĩa là công tác quản trị nhân lực của công ty được thực hiện tương đối tốt.

- Bên cạnh đó, do đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn nên chưa có một

cái nhìn toàn diện và sâu sắc về công tác quản trị nhân lực của công ty.

- Ngoài ra đề tài chủ yếu điều tra phỏng vấn cán bộ công nhân có trình độ không

cao ở các phân xưởng, cũng như sự hạn chế về năng lực của bản thân trong quá trình điều tra phỏng vấn nên vẫn còn tồn tại một số sai sót.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số giải pháp quan trọng, cần thiết tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế để góp phần hoàn

thiện công tác quản trị nhân lực trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU và đầu tư THỪA THIÊN HUẾ (Trang 67 - 73)

w