Phân tích chi phí tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch của công ty cổ phần gạch tuynen 1 thừa thiên huế (Trang 55 - 59)

- Theo trình độ văn hóa: Số lao động phổ thông trong Công ty chiếm tỷ trọng

2.2.3 Phân tích chi phí tiêu thụ sản phẩm

Xét trên phương diện rộng thì chi phí tiêu thụ là toàn bộ những khoản tiền mà doanh nghiệp chi ra để phục vụ từ công đoạn sản xuất đến công tác tiêu thụ. Chi phí là chỉ tiêu làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm. Vì vậy mọi công ty doanh nghiệp đều muốn giảm chi phí thấp nhất. Nhưng để

SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM

thực hiện điều này thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có chỉ đạo đúng đắn và sự phối hợp của tất cả các khâu sản xuất kinh doanh trong Công ty. Chi phí tiêu thụ bao gồm giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí tiêu thụ tác động một cách trực tiếp đến giá bán hàng hoá, đến lợi nhuận của Công ty. Công tác tiêu thụ sẽ khó khăn hơn khi mà tổng chi phí tiêu thụ càng cao.

Qua bảng 2.10, chúng tôi rút ra một vài nhận xét như sau:

* Năm 2008 so với năm 2007

Tổng chi phí tiêu thụ năm 2007 là hơn 14 tỷ đồng, đến năm 2008, khoản mục này tăng hơn 3 tỷ đồng tương ứng với mức tăng hơn 25% là do sự ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Giá thành sản phẩm tăng hơn 2 tỷ đồng từ trên 12 tỷ đồng lên tới trên 14 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng gần 18%. Trong 2 năm 2007 và 2008 giá thành luôn chiếm trên 80% tổng chi phí. Năm 2007 chiếm hơn 86% trong tổng chi phí. Năm 2008, tỷ trọng giá thành đã giảm xuống chỉ còn chiếm 81% trong tổng chi phí.

+ Chi phí bán hàng tăng từ 782 triệu đồng đến hơn 1,5 tỷ đồng tức là tăng hơn 700 triệu đồng tương ứng với mức tăng trên 95%. Khoản mục chi phí này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí, chiếm hơn 5% tổng chi phí năm 2007 và hơn 8% tổng chi phí năm 2008.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ hơn 1 tỷ đồng lên tới gần 1,8 tỷ, tức là tăng gần 700 triệu tương ứng với mức tăng hơn 63%. Cũng như chi phí bán hàng, khoản mục này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí tiêu thụ, chiếm hơn 7% trong tổng chi phái năm 2007 và hơn 9% trong tổng chi phí năm 2008. Tuy vậy, việc giảm các khoảng chi phí này cũng là điều mà doanh nghiệp cần quan tâm.

* Năm 2009 so với năm 2008

Tổng chi phí tiêu thụ năm 2007 là hơn 14 tỷ đồng, đến năm 2008, khoản mục này tăng hơn 3 tỷ đồng tương ứng với mức tăng hơn 25% là do sự ảnh hưởng của các nhân tố:

+ Giá thành sản phẩm tăng gần 5 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trên 33%. Trong 2009, giá thành chiếm hơn 82% trong tổng chi phí, tiếp tục là phần chi phí chủ yếu trong tổng chi phí tiêu thụ.

SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM

Bảng 2.10: Tình hình biến động cơ cấu tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2007 – 2009

ĐVT: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So Sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- % Giá thành sản phẩm 12.300 86,84 14.493 81,45 19.327 82,45 2.193 17,83 4.834 33,35 Chi phí bán hàng 782 5,52 1,526 8,58 1.923 8,20 744 95,14 397 26,02 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.082 7,64 1.774 9,97 2.192 9,35 692 63,96 418 23,56 Tổng chi phí tiêu thụ 14.164 100,00 17.793 100,00 23,442 100,00 3.629 25,62 5.649 31,75

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty )

SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM

+ Chi phí bán hàng tăng gần 400 triệu đồng tương ứng với mức tăng trên 26%. Năm 2009 khoản mục chi phí này chiếm hơn 8% tổng chi phí.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 400 triệu đồng lên tới gần 2,2 tỷ, tức tăng hơn 23%. Khoản mục này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí tiêu thụ, chiếm hơn 9% trong tổng chi phí năm 2009.

Tổng chi phí là chỉ tiêu làm giảm lợi nhuận, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Vì vậy các doanh nghiệp đều muốn giảm chỉ tiêu này để tăng lợi nhuận nhưng cũng không phải là dễ để đạt được. Tổng chi phí qua 3 năm đã tăng khá rõ rệt, điều này là tất yếu khi mà quy mô của Công ty Tuynen càng được mở rộng, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh. Tuy nhiên, Công ty cần sử dụng các biện pháp tiêt kiệm chi phí, giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết trong tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm là sự kết tinh của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Giá thành sản phẩm thường đi kèm với chất lượng, chất lượng tốt mà giá thành rẻ thì sẽ tạo lợi thế trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu này. Việc làm giảm khoản chi phí này thực sự là rất khó của bất cứ một công ty sản xuất nào. Vì vậy, công ty nên có các biện pháp bình ổn khoản chi phí này hơn là giảm nó, tức là tạo được sự ổn định, tranh sự biến động thường xuyên đối với khoản mục chi phí này, từ đó giúp ổn định giá bán sản phẩm và điều này sẽ tạo sự an tâm từ phía khách hàng.

Chi phí bán hàng của Công ty chủ yếu là các chi phí chuyên chở hàng đến cho người tiêu dùng, chi phí bốc dỡ và các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng. Do đó đối với Công ty Tuynen thì chi phí này càng tăng khi mà sản lượng tiêu thụ càng tăng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phi thiết bị văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định.. Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí.

Đối với hai khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty nên có chính sách giám sát, quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng lãng phí, ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm.

SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch của công ty cổ phần gạch tuynen 1 thừa thiên huế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w