- Theo trình độ văn hóa: Số lao động phổ thông trong Công ty chiếm tỷ trọng
2.2.3 Phân tích lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm gạch
Phân tích tình hình biến động lợi nhuận tiêu thụ trong mối quan hệ với sản lượng tiêu thụ, giá bán bình quân, giá thành bình quân và chi phí ngoài sản xuất đơn vị bình quân cho phép doanh nghiệp xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự biến động của lợi nhuận tiêu thụ, từ đó, doanh nghiệp tìm ra giải pháp thích hợp trong hoạt động tiêu thụ ở những giai đoạn tiếp theo.
Qua bảng 2.8 có thể thấy rằng: lợi nhuận tiêu thụ có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 lợi nhuận tiêu thụ Công ty đạt được hơn 1,7 tỷ đồng. Sang năm 2008, con số này đã tăng lên mức hơn 6,2 tỷ đồng, tức là tăng hơn 4,4 tỷ tương ứng với mức tăng hơn 250%. Nhưng đến năm 2009, trong tình hình chịu sử ảnh hưởng từ khủng hoảng, lợi nhuận của công ty không còn giữ được đà tăng vọt như năm trước đó. Lợi nhuận 2009 đạt con số gần 7 tỷ đồng, tăng 720 triệu đồng tương ứng với mức tăng 11,59%.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bởi doanh thu và chi phí, do đó có thể khái quát lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của yếu tố sản lượng tiêu thụ, giá bán bình quân, giá thành bình quân và chi phí ngoài sản xuất đơn vị.
Căn cứ vào bảng 2.9 kết hợp với bang 2.8, chúng tôi có những nhận xét như sau:
* Năm 2008 so với năm 2007
Lợi nhuận tiêu thụ tăng khá mạnh, tăng trên 4,4 tỷ đồng tức tăng trên 250% là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Sản lượng tiêu thụ tăng 8 triệu viên tức tăng hơn 53% đã giúp cho lợi nhuận tăng 944 triệu đồng hay tăng hơn 53%.
+ Giá bán bình quân giảm 19 triệu đồng / 1 triệu viên tức giảm 1,79% làm cho lợi nhuận giảm đi 437 triệu đồng tương đương giảm 24,7%.
+ Giá thành đơn vị giảm đi 190 triệu đồng / 1 triệu viên tức giảm hơn 23% đã giúp cho lợi nhuận tiêu thụ tăng đột biến với mức tăng gần 4,4 tỷ đồng tức tăng trên 240%.
SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM
Bảng 2.8: Tình hình biến động lợi nhuận tiêu thụ của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM SO SÁNH
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị %
Lợi nhuận tiêu thụ triệu đồng 1.770 6.210 6.930 4.440 250,85 720 11,59
Sản lượng tiêu thụ triệu viên 15 23 27,6 8 53,33 4,6 20,00
Giá bán bình quân triệu đồng/ triệu viên 1.062 1.043 1.081 - 19 - 1,79 38 3,64
Giá thành đơn vị triệu đồng/
triệu viên 820 630 680 - 190 - 23,17 50 7,94
Chi phí ngoài đơn vị triệu đồng/ triệu viên 124 143 150 19 15,32 7 4,90
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty )
SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM
Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2007 – 2009
CHỈ TIÊU 2008/2007 2009/2008
Tuyệt đối
(trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%)
Lợi nhuận tiêu thụ 4.440 250,85 720 11,59
Sản lượng tiêu thụ 944 53,33 1.242 20,00
Giá bán bình quân - 437 - 24,70 1.049 16,89
Giá thành đơn vị 4.370 246,89 - 1.380 - 22,26
Chi phí ngoài sản xuất
đơn vị - 437 - 24,70 - 193 - 3,12
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty và kết quả tính toán của tác giả)
+ Chí phí ngoài sản xuất đơn vị tăng 19 triệu đồng / 1 triệu viên tức tăng hơn 15 % làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm đi 437 triệu đồng tương ứng giảm gần 25%
Nhu cầu vật liệu xây dựng ở Tỉnh Thừa Thiên Huế tăng mạnh, cũng như những chiến lược bán hàng hợp lý đã giúp cho sản lượng của công ty trong năm 2008 tăng đột biến, tuy nhiên việc giá bán biến động giảm trước cơ chế điều chỉnh giá của chính phủ trong năm 2008 đã khiến cho lợi nhuận tiêu thụ bị giảm đi một phần. Việc giá thành đơn vị giảm đi rõ rết là kết quả của những đầu tư xây mới, tu sữa thiết bị sản xuất của năm 2007. Ngoài ra còn một yếu tố nữa làm giảm giá vốn hàng bán là công ty đã sử dụng lợi thế theo quy mô sản xuất, sản xuất với hết công suất máy móc thì chi phí đơn vị sẽ giảm. Việc tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm gạch năm 2008 với 23 triệu viên đã kéo theo chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm vì thế mà tăng lên. Mức tăng này làm giảm lợi nhuận không đáng kể nhưng việc tiết kiệm những khoản chi phí này cũng là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của công ty.
SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM
* Năm 2009 so với năm 2008
Lợi nhuận tiêu thụ tăng chậm trở lại, chỉ tăng thêm 720 triệu đồng tức tăng trên 11% là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Sản lượng tiêu thụ tăng 4,6 triệu viên tức tăng 20% đã giúp cho lợi nhuận tăng hơn 1,2 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 20%.
+ Giá bán bình quân tăng 38 triệu đồng / 1 triệu viên tức tăng 3,64% làm cho lợi nhuận tăng hơn 1 tỷ đồng tương đương tăng gần 17%.
+ Giá thành đơn vị tăng thêm 50 triệu đồng / 1 triệu viên tức tăng gần 8% đã khiến cho lợi nhuận tiêu thụ giảm đi khá mạnh với mức giảm gần 1,4 tỷ đồng tương ứng giảm trên 22%.
+ Chí phí ngoài sản xuất đơn vị tăng 7 triệu đồng / 1 triệu viên tức tăng gần 5% làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm hơn 190 triệu đồng tương ứng giảm nhiều hơn 3%
Lợi nhuân năm 2009 là gần 7 tỷ đồng là một con số khá ấn tượng đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó sẽ là bước đệm để doanh nghiệp tiến xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Mức tăng lợi nhuận trong năm này không cao so với năm 2008 nhưng trong thời kỳ mà nền kinh tế chiệu sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới thì mức tăng này cũng đã cho thấy sự làm ăn hiệu quả của Công ty. Việc công ty có thể bán với mức giá cao hơn so với năm 2008 là nhờ vào chính sách kích cầu của chính phủ, cũng như gói hỗ trợ của chính phủ giành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá thành sản phẩm có xu hướng tăng lên trong năm 2009 đã khiến cho Công ty có những bất lợi nhất định trong công tác tiêu thụ cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty. Với việc biến động mạnh từ thị trường đầu vào, công ty cần có chính sách phù hợp để bình ổn giá thành cũng như giá bán trên thị trường, từ đó tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách để làm giảm các khoản mục chi phí ngoài sản xuất.