- Theo trình độ văn hóa: Số lao động phổ thông trong Công ty chiếm tỷ trọng
2.2.1.3 Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ trong mối quan hệ với tổng sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân
lượng tiêu thụ và giá bán bình quân
Phân tích tình hình biến động doanh thu tiêu thụ trong mối quan hệ với tổng sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân cho phép doanh nghiệp xác định được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này đến sự biến động của doanh thu, từ đó, doanh nghiệp tìm ra giải pháp thích hợp trong hoạt động tiêu thụ ở những giai đoạn tiếp theo. Doanh thu là một trong những nhân tố đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu được xác định khi bán sản phẩm cho khách hàng để thu tiền hay khách hàng chấp nhận trả tiền. Tiêu chí của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh là lợi nhuận và doanh thu là yếu tố để thực hiện điều đó.
Kết quả từ bảng 2.6 cho thấy: doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng không đều qua các năm. Năm 2007, doanh thu tiêu thụ gạch của Công ty đạt gần 16 tỷ đồng, sang năm 2008 thì doanh thu của Công ty tăng đột biến và đạt gần 24 tỷ đồng tức tăng hơn 8 tỷ đồng tương ứng là tăng 50% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì doanh thu vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giảm gần 1 nửa so với tốc độ tăng trong năm 2008, cụ thể, doanh thu năm 2009 tăng hơn 5,8 tỷ đồng tương ứng là tăng hơn 24% so với năm 2008 và đạt trên 29,8 tỷ đồng.
SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM
Bảng 2.6 : Tình hình biến động tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm gạch giai đoạn 2007 – 2009 của công ty gạch Tuynen 1
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM SO SÁNH
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
-Tổng doanh Thu triệu đồng 15.937 23.982 29.830 8.045 50,48 5.848 24,39
-Sản lượng tiêu thụ triệu viên 15 23 27,6 8 53,33 4,6 20
-Giá bán bình quân triệu đồng/triệu viên 1.062 1.043 1.081 -19 -1,86 38 3,64
( Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty)
SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM
Doanh thu được tạo thành bởi tích số giữa giá bán và sản lượng bán. Vì vậy sự biến động của doanh thu chủ yếu là do sự biến động của yếu tố giá bán và sản lượng bán. Xem xét mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này qua bảng sau:
Bảng 2.7: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2007 – 2009
CHỈ TIÊU 2008/2007 2009/2008
Tuyệt đối
(trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%)
-Doanh thu tiêu thụ 8.045 50,48 5.848 24,39
-Giá bán bình quân -444 -2,79 1.043 4,35
-Sản lượng tiêu thụ 8.489 53,27 4.805 20,04
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty và kết quả tính toán của tác giả)
Từ kết quả của bảng 2.6 kết hợp với bảng 2.7, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
* Năm 2008 so với năm 2007
- Doanh thu tiêu thụ tăng 8,045 triệu đồng tương ứng tăng 50,48% là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Sản lượng tiêu thụ tăng 8 triệu viên tương ứng với mức tăng trên 53% đã giúp cho doanh thu tiêu thụ tăng gần 8,5 tỷ đồng tức là tăng trên 53%. Mặc dù năm 2008 là năm mà nên kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng theo tình hình chung của thế giới, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta là chưa cao, và sự khủng hoảng chỉ xảy ra vào những tháng cuối năm nên nhu cầu về xây dựng vẫn đảm bảo một mức tăng lớn. Việc sản lượng tiêu thụ tăng trên 53% là nhân tố chính đóng góp vào mức độ tăng của tổng doanh thu. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi được biết khả năng đáp ứng nhu cầu vào những tháng cao điểm của công ty là chưa cao, khi mà việc thiếu hụt sản phẩm cung cấp cho thị trường xảy ra thường xuyên trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm. Công ty cần có những kế hoạch thích hợp trong sản xuất vào tiêu thụ để sản lượng tăng nhiều hơn nữa.
SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM
+ Giá bán bình quân giảm 19 triệu đồng / 1 triệu viên tức là giảm 1.86% làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 444 triệu đồng tương ứng với mức giảm 2,79%. Điều này có thể lý giải là do giá các chi phí đầu vào trên thị trường sụt giảm, kéo theo giá thành bình quân sản phẩm gạch giảm và do đó, giá bán bình quân giảm đi là điều tất yếu. Mức giá bán bình quân giảm đi là không lớn nhưng qua thực tế, chúng tôi được biết sự biến động lại xảy ra thường xuyên. Điều này tác động lên một phần tâm lý từ phía khách hàng về mức độ tin tưởng chính sách giá của công ty. Trong kinh doanh, việc hạ giá thành từ đó hạ giá bạn là một điều mà công ty nên hướng đến nhưng nguyên nhân giảm giá lại từ phía thị trường, do đó nó không góp phần làm tăng mức cạnh tranh của công ty so với các nhà cung ứng khác về giá cả.
* Năm 2009 so với năm 2008
- Doanh thu tiêu thụ tăng 5,848 triệu đồng tương ứng tăng 24,39% là do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Sản lượng tiêu thụ tăng 4,6 triệu viên tương ứng với mức tăng 20% đã giúp cho doanh thu tiêu thụ tăng hơn 4,8 tỷ đồng tức là tăng trên 20%. Năm 2009, nền kinh tế nước nhà bắt đầu chịu sự ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc cắt giảm chi tiêu trong dân chúng là điều tất yếu để đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi. Tuy vậy, nhu cầu về xây dựng là nhu cầu đã được vạch ra với 1 thời gian dài trong quá khứ và cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu xây dựng sẽ tăng với thời gian. Điều này đã làm cho nhu cầu về sản phẩm gạch từ thị trường vẫn tăng so với năm 2008 nhưng mức tăng có phần giảm đi. Dự báo, mức tăng có thể mạnh mẽ trở lại trong năm 2010 khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược sản xuất, dự trữ phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, đặc biệt là vào mùa xây dựng.
+ Giá bán bình quân tăng 38 triệu đồng / 1 triệu viên tức là tăng 3.64% giúp cho doanh thu tiêu thụ tăng hơn 1 tỷ đồng tương ứng với mức tăng hơn 4%. Thực tế, những tháng đầu năm 2009, giá cả giảm nhẹ trên thị trường do tác động của khủng hoảng. Tuy nhiên, trong phần còn lại của năm, giá lại thường xuyên biến động tăng do sự biến động của hàng loạt giá cả các yếu tố đầu vào như giá xăng dầu, giá điện, nước, giá than, giá đất sét cũng như tiền lương của nhân viên. Điều này đã khiến giá bán bình quân sản
SVTH: Đinh Xuân Quý – K40TM
phẩm trong năm 2009 tăng mạnh và biến động thường xuyên. Doanh nghiệp nên có những chính sách bình ổn giá bán sản phẩm gạch để tạo được sự tin tưởng, an tâm từ phía khách hàng trong giai đoạn tiếp theo.