Hàng dệt may

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 41 - 44)

- Việc phát triển tiêu cũng gặp phải vấn đề môi trường như việc phát triển

8. Hàng dệt may

Thời kỳ 1996-2000 xuất khẩu hàng dệt may đạt 7,742 tỷ USD, gấp 3,7 lần so với thời kỳ 1991-1995 và bằng 121,47% so với kế hoạch đề ra. Năm 1996, hàng dệt may xuất khẩu đạt 1,150 tỷ USD, năm 2000 đạt 1,85 tỷ USD.

Ngành dệt may chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho gần 50 vạn lao động những gia công là chủ yếu.

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là EU, Nhật Bản, Nga, Đài Loan...

Sau nhiều năm liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đến năm 1996 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua mức 1 tỷ USD, gấp gần 10 lần kim

ngạch cua năm 1991 và trở thành mặt hàng thứ 2 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (sau dầu thô)

Năm 1998, trước những khó khăn nặng nề do khủng hoảng tài chính trong khu vực gây ra, kim ngạch xuất khẩu hàng đệt may chỉ đạt 1,351 tỷ USD, hầu như không tăng so với mức của năm 1997 là 1,349 tỷ USD. Xuất khẩu vào thị trường có hạn ngạch tăng khoảng 35% so với năm 1997 (đạt từ 620 đến 650 triệu USD so với 450 triệu của năm 1997) nhưng xuất khẩu vào thị trường không hạn ngạch lại giảm quá mạnh (từ 900 triệu USD xuống còn 700 triệu USD, giảm 22%) nên kim ngạch xuất khẩu chung không tăng. Năm 1999 xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,797 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,850 triệu USD, tăng 4% so với năm 1999.

Là ngành kinh tế kỹ thuật đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh, công nghệ không quá phức tạp và tương đối phù hợp với sức khoẻ và năng lực của người Việt Nam, thời gian đào tạo công nhân ngắn, khả năng giải quyết việc làm lớn với thu nhập tương đối ổn định nên trong những năm vừa qua ngành dệt may đã phát triển với tốc độ khá nhanh, thu hút nửa triệu lao động, chưa kể các chỗ làm gián tiếp do ngành tạo ra.

Hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu qua Nhật Bản (thị trường không quata) và EU (thị trường có quata). Hai thị trường này có lúc đã chiếm tới gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng của hai thị trường này giảm dần trong các năm 1996, 1997 nhưng đến năm 1998, do sự tăng trưởng mạnh của thị trường EU và sự sụt giảm của các thị trường phi hạn ngạch khác, tỷ trọng của EU và Nhật lại tăng lên.

Xuất khẩu hàng dệt may sang EU phát triển mạnh kể từ khi Việt Nam và EU ký Hiệp định buôn bán hàng dệt may vào tháng 12/1992. Năm 1995, sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định khung về hợp tác toàn diện, Hiệp định buôn bán

hàng dệt may đã có một số điều chỉnh theo hướng có lợi cho Việt Nam như giảm số category có hạn ngạch từ 106 xuống 54. Cuối năm 1997, Việt Nam và EU đã ký tiếp Hiệp định buôn bán hàng dệt may cho giai đoạn 1998-2000 với những nội dung khá thuận lợi như tiếp tục giảm số category chiuj hạn ngạch xuống còn 29, nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các category lên 27% và, nếu được sự đồng ý của các nước ASEAN, Việt Nam có thể sử dụng hạn ngạch thừa của những nước này với tỷ lệ không quá 10% hạn ngạch cơ sở của Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện hiệp định, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang EU đã vượt qua mức 650 triệu USD vào năm 1999 vừa qua. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may sang EU vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn như thiếu bạn hàng tiệu thụ trực tiếp, lượng hạn ngạch mà EU dành cho Việt Nam còn thấp...

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai cua Việt Nam. Năm 1998, dù bị tác động của cuộc khủng hoảng, Nhật vẫn nhập tới 321 triệu USD hàng dệt may từ Việt Nam. Kim ngạch năm 2000 đạt 620 triệu USD. Bắt đầu từ năm 1995, Việt Nam đã trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật.

Ngoài Nhật, hàng dệt may Việt Nam cũng đã có mặt trên một số thị trường không hạn ngạch khác. Cụ thể theo bảng dưới đây:

Biểu 9 Đơn vị tính: triệu USD

Thị trường Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Đài Loan 218,0 238,0 264 Nga 59,3 71 32,6 Singapore 33 48 24,8 Hàn Quốc 40,2 47 64,3 Mỹ 26,3 35 49,6 Thụy Sỹ 25,2 24 20,3

Ôxtrâylia 9,6 20 25,0

BaLan 14,5 20 24,2,

Hồng Kông 14,6 8,5 9,8

Lào 2,2 8,9 2,4

Malaysia 5,1 7,5 25,7

Nguồn: Thống kê hải quan Những tồn tại của ngành hàng dệt may là:

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w