Những rào cản trong thương mại dệt may quốc tế, đặc biệt là tại các thị

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 44 - 45)

trường có sức tiêu thụ lớn như Mỹ và EU, đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh những lý do chủ quan, sự phân đối xử của Mỹ và của EU đối với Việt Nam cũng đã gây cản trở nghiêm trọng cho quá trình phát triển của ngành dệt may. Có thể nói tất cả các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Singapore và Hàn Quốc, đều đã được phát triển ngành dệt may dựa trên sự trợ giúp của hai thị trường lớn là Bắc Mỹ và EU. Việt Nam là người đến sau, lại bị phân biệt đối xử nên đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc thâm nhập 2 thị trường này. Chuyển hướng sang các

thị trường khác như Trung Đông, Ôxtralia, Niu Zilơn và SNG lại là công việc không đơn giản bởi gặp phải những vấn đề sức mua không ổn định, rủi ro thanh toán cao, chưa kể đến việc ngành dệt may lại là ngành được bảo hộ cao ở tất cả các nước.

9. Giày dép

Thời kỳ 1996-2000 xuất khẩu giày dép đạt 5,396 tỷ USD, tăng 10,52 lần so với thời kỳ 1991-1995 và bằng 100,9% so với kế hoạch đề ra. Năm 1996 hàng giày dép xuất khẩu đạt 530 triệu USD, năm 2000 đạt 1,464 tỷ USD.

Mặt hàng giày dép là mặt hàng có tốc độ thị trường cao nhất trong 10 năm qua, có xu thế tăng nhanh trong vài năm tới và tạo công ăn việc làm cho trên 30 vạn lao động, cũng như hàng dệt may, hàng giày dép cũng gia công là chủ yếu.

Thị trường xuất khẩu giày, dép và sản phẩm da năm 1998, trước những khó khăn nghiêm trọng do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế trong khu vực gây ra, chỉ đạt 1,032 tỷ USD, tăng không đáng kể (7%) so với mức thực hiện của năm 1997 là 965 triệu USD. Tốc độ tăng như vậy là thấp hơn rất nhiều so với 178% của năm 1995, 58% của năm 1996 và 81% của năm 1997.

Các thị trường tiêu thụ lớn khác như Mỹ, Nhật.. Việt Nam chưa vào được. Đối với thị trường Mỹ, do chưa được hưởng quy chế MFN nên thuế đánh trên giày dép của Việt Nam khá cao (trung bình 30%), không thể cạnh tranh được với Trung Quốc là nước đã có MFN của Mỹ. Thị trường Nhật đòi hỏi chất lượng ngặt nghèo nên lượng xuất khẩu vào Nhật còn khá nhỏ bé thị trường SAG và các nước Đông Âu có nhu cầu lớn nhưng rủi ro trong thanh toán cao nền các doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn tiến vào thị trường này.

Những tồn tại của ngành da giày hiện nay:

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w