“độc quyền ngoại thương”; ngày càng mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các ngành sản xuất, các địa phương, các thành phần kinh tế, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giảm thiểu và xoá bỏ hạn ngạch, giấy phép từng chuyến, từ đó góp phần hạn chế cơ chế “xin cho”; cơ chế chính sách để khuyến khích xuất khẩu nhận được sự quan tâm ngày càng lớn; các công cụ tiền tệ vĩ mô như lãi suất, tỷ giá được sử dụng nhuần nhuyễn hơn để khuyến khích xuất khẩu, hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là lần đầu tiên thông qua luật thương mại, chế độ tối huệ quốc, mã số hàng hoá, giảm dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tiến tới chế độ “đãi ngộ quốc gia”...
Nhìn chung lại, trong 5 năm 1996-2000 trong lĩnh vực xuất khẩu đã đạt được những thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những chủ trương nêu ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Những thành tựu đó bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, đường lối đổi mới và những thành tựu đã đạt được nhờ công cuộc
đổi mới làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất khẩu.
Hai là, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ đa dạng hoá, đa phương hoá
từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận nước ta, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cũng như vậy đầu tư nước ngoài vào nước ta trong 5 năm qua gia tăng nhanh và đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh doanh xuất khẩu (từ 4% năm 1994 lên 22,3% năm 2000, nếu kể cả dầu thô thì lên tới 47%).
Ba là, xuất khẩu được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm kèm theo các cơ chế
chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng, tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa phương, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
2. Những vấn đề tồn tại
Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong hoạt động xuất khẩu còn tồn tại những yếu kém sau: