III. XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC THỜI KỲ 2001-
3. Định hướng phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 1.Gạo
3.1.Gạo
Dự báo thời kỳ 2001-2005 giá gạo thế giới sẽ có xu hướng xững dần lên so với năm 2000, cung có triển vọng tăng nhanh hơn cầu. Tuy nhiên giá gạo xuất khẩu bình quân vẫn ở mức thâp hơn năm 1998. Cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan trong việc bán gạo càng gay gắt quyết liệt.
Dự kiến xuất khẩu gạo đạt khoảng 4-4,5 triệu tấn/năm, với kim ngạch khoảng 1 tỷ USD/năm.
Dự kiến các thị trưởng xuất khẩu chủ yếu: khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chiếm khoảng 51% (trong đó các nước ASEAN chiếm 48%); Trung Đông và Châu Phi chiếm 35%; Châu Mỹ chiếm 10%; Châu Âu 4%.
Dự kiến giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 8,7%/năm; giá cà phê sẽ xấp xỉ với cà phê Indonesia và các nước khác.
Dự kiến các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU chiếm 60%; Mỹ 15%; Singapore chiếm 10%, Nhật Bản 6%; còn lại các thị trường khác chiếm 9%. Khối lượng cà phê xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 dự kiến 2901 ngàn tấn đạt kim ngạch 3481 triệu USD.
3.3. Nhân điều
Dự báo nhân điều Việt Nam sẽ bị nhân điều Ấn Độ và Brazil cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, nhu cầu và giá hạt điều thế giới đang vững lên.
Dự kiến tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nhân điều hàng năm khoảng 13% khối lượng nhân điều xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 đạt 134 ngàn tấn, đạt kim ngạch 669 triệu USD.
Dự kiến thị trường xuất khẩu là Trung Quốc chiếm 45%; Hoa Kỳ 25%; EU 15%; Australia 10%; các nước Châu Á khác chiếm 5%.
3.4.Cao su
Dự kiến tốc độ tăng giá trị xuất khẩu cao su hàng năm 13%; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá các nước. Khối lượng cao su xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 dự kiến đạt 1774 ngàn tấn với kim ngạch khoảng 1419 triệu USD.
Dự kiến xuât sang thị trường Trung Quốc chiếm 35%; Singapore 20%, Nhật Bản 2%, EU 15%, Malaysia 6%, Đài Loan 5%, Hàn Quốc 4%, Hông Kông 3%, Liên Bang Nga 2%, các thị trường khác 8%.
3.5. Chè
Dự kiến giá trị xuất khẩu chè tăng 17,8%/năm; giá xuất khẩu sẽ cao hơn thời kỳ 1996-2000 do có khả năng tìm được một số thị trường tiều thụ với khối lượng lớn như Irăc, Nga...
Dự kiến xuất khẩu chè thời kỳ 2001-2005 đạt 241 ngàn tấn, với kim ngạch đạt khoảng 338 triệu USD.
3.6. Hạt tiêu
Việt Nam có sản lượng sản xuất chiếm khoảng trên 10% và xuất khẩu chiếm 15% tổng lượng hạt tiêu buôn bán trên toàn thế giới. Dự báo giá hạt tiêu thế giới tiếp tục tăng do cung không đủ cầu.
Dự kiến giá trị xuất khẩu hạt tiêu tăng 8,4%/năm; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá xuất khẩu của các nước. Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 dự kiến đạt 268 ngàn tấn, với kim ngạch đạt khoảng 939 triệu USD.
3.7. Thuỷ-hải sản
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng14%/năm và kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 đạt7986 triệu USD.
Dự kiến xuất sang các thị trường: Nhật Bản chiếm 35%, Hoa Kỳ 20%, EU 10%, Trung Quốc 7%, Hồng Kông 6%, Đài Loan 5%, Singapore 2%, Hàn Quốc 3% và các thị trường khác 11%.
3.8. Hàng dệt may
Dự kiến kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 15%/năm; đến năm 2005 đạt 4-4,5 tỷ USD.
Dự kiến xuất sang thị trường EU 4%, Hoa Kỳ 20%, Nhật Bản 20%, các nước Châu Á khác 10% và các thị trường còn lại 10%.
3.9. Giày dép
Tuy có chậm hơn trước nhưng dự báo thời kỳ 2001-2005 xuất khẩu giày dép vẫn là một trong những mặt hàng tăng nhanh nhất. Dự kiến năm 2005 xuất khẩu đạt khoảng 3-3,5 tỷ USD, thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 11,979 tỷ USD; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 13%.
Dự kiến tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng giày dép vào EU 55%, Hoa Kỳ 15% (với điều kiện Hiệp định thương mại giữa hai nước được ký kết), Nhật Bản 5%, Hàn Quốc 5%, Đài Loan 5%, Hồng Kông 55, Nga, SNG và Đông Âu 5% và các thị trường còn lại 5%.
3.10. Hàng thủ công mỹ nghệ
Đây là nhóm sản phẩm góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động nên ý nghĩa xã hội của ngành hàng này rất lớn. Dự báo trong thời kỳ 2001- 2005, nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới có xu hướng tăng lên.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng hàng năm la 23%, năm 2005 đạt 500-600 triệu USD, cả thời kỳ 2201-2005 đạt 1732 triệu USD.
3.11. Dầu thô
Dự báo trong thời kỳ 2201-2005, giá dầu thô thế giới có xu hướng vững do Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) vẫn muốn duy trì hạn ngạch sản xuất. Bởi vậy giá dầu thô của Việt Nam cũng sẽ vững giá.
Dự kiến xuất khẩu tăng trong 2 năm 2001-2002, từ năm 2003 khi Nhà máy lọc dầu hoàn thành thì số lượng xuất khẩu sẽ giảm xuống; năm 2005 đạt 12 triệu tấn; thời kỳ 2201-2005 đạt 73 ngàn triệu tấn với kim ngạch đạt khoảng 10950 triệu USD.
Dự kiến thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Australia chiếm 24%, Nhật Bản 20%, Singapore 20%, Trung Quốc 13%, Inđônêsia 10%, Malaysia 3% và các thị trường còn lại 10%.
3.12. Hàng điện tử và linh kiện máy tính
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế , nhu cầu hàng điện tử-tin học trên thị trường thế giới sẽ phục hồi và phát triển trong giai đoạn 2001-2005, giá cả sẽ có xu hướng giảm nhanh do tiến bộ của khoa học – công nghệ thông tin, do đó
hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Phillipine...
Tuy vậy, đánh giá kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử – tin học Việt Nam vẫn là một trong những nhóm hàng có tốc độ tăng nhanh nhất, dự kiến tăng khoảng 29%/năm; đến năm 2005 đạt kim ngạch 2,5-3 tỷ USD; cả thời kỳ 2001- 2005 đạt 8,009 tỷ USD.
Dự kiến các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Philipine 30%, Thái Lan 20%, Malaysia 10%, Nhật Bản 8%, Singapore 7%, Hàn Quốc 6%, Mêxico 5%, các thị trường còn lại 14%.