túng, cho tới nay chưa hình thành được chiến lược tổng thể, chưa có lộ trình giảm thuế và hàng rào phi thuế quan dài hạn, các doanh nghiệp còn trông chờ
vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa áp sát vào việc chuẩn bị tham gia quá trình này,
- Bộ máy quản lý về thương mại tuy đã có nhiều cố gắng để theo sát tình
hình thực tế nhưng nhìn chung vẫn còn khá thụ động và trì trệ. Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành, địa phương, giữa các định chế quản lý đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa được tốt, có khi còn triệt tiêu nhau, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, cán bộ quản lý còn thiếu và yếu.
Những vấn đề tồn tại, yếu kém bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Một là, trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, cơ cấu hàng hoá xuất
khẩu còn phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế nói chung còn lạc hậu, từ năm 1997 còn chịu tác động không ít của của cuộc khủng hoảng trong khu vực. Toàn bộ tình hình đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới khối lượng và cơ cấu xuất khẩu của nước ta, nhất là đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
Hai là, nước ta nằm trong cơ chế tập trung, bao cấp lại bị bao vây cô lập
khá lâu, trên thực tế mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và mới tiếp cận với thị trường toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng chỉ trong 10 năm trở lại đây nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lúng túng. Đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu đã có tiến bộ, đã hình thành được một đội ngũ doanh nhân khá nhưng nhìn chung còn thiếu và yếu.
Ba là, còn lúng túng trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện
phương châm hướng mạnh ra xuất khẩu và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hội nhập còn chưa sâu nên việc tạo ra môi trường và cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất khẩu còn bị hạn chế.
CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2005 CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2005