Quan điểm phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 80 - 81)

III. XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC THỜI KỲ 2001-

1. Quan điểm phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-

1.1. Tiếp tục kiên trì chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu để thúc

đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động; chủ động hội nhập và kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, với kế hoạch tổng thể và lộ trình cũng như các bước đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ chức mà ta tham gia; đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý.

1.2. Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước; gắn thị

trường với sản xuất; vừa chú trọng thị trường trong nước, vừa ra sức mở rộng và đa hạng hoá thị trường ngoài nước.

1.3. Khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu; đẩy

mạnh xuất khẩu hang hoá chế biến sâu và có hàm lượng kỹ thuật cao. Xây dựng nên kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế hướng về xuất khẩu.

1.4. Hoàn thiện cơ chế xuất khẩu ổn định và phù hợp với tiến trình hội

nhập kinh tế khu vực và thế giới, phù hợp chính sách bảo hộ sản xuất trong nước theo nguyên tắc “bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn”

1.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp nhẹ, và tiểu

thủ công nghiệp; công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản xuất khẩu để vừa tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến sâu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhà nước

cần hỗ trợ để nâng cao uy tín của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w