Những thuận lợi cần khai thác và tận dụng trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 70 - 75)

II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC, ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC KHI VIỆT NAM THAM GIA CÁC

1. Những thuận lợi cần khai thác và tận dụng trong quá trình hội nhập

nhập

1.1. Tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế lực trong thương mại quốc tế

Hợp tác kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác trên cơ sở “có đi có lại”, trong đó các nước thành viên giành sự đối xử đối ưu đãi cho nhau trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế. Ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu ban đầu của GATT là giải thoát các nước ra khỏi tình trạng phân biệt đối xử nghiêm trọng trong các quan hệ thương mại gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế thế giới. Quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trong tổ chức ASEAN, APEC cũng được thực hiện trên cơ sở đó, trong đó mọi thành viên đều bình đẳng, mọi quyết định đều đạt tới bằng sự nhất trí chung tôn trọng quan điểm của các nước tham gia. Đối với ASEM, tuy các văn kiện pháp lý điều tiết hợp tác Á-Âu chưa được thông qua nhưng nhìn chung nguyên tắc chung của ASEM cũng có nhiều nét tương đồng như nguyên tắc của WTO, ASEAN, APEC.

Trên nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh để tiến hành các cuộc thương lượng tập thể nhằm thiết lập các thoả thuận và các luật lệ chung, việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực (WTO, ASEAN, APEC, ASEM) giúp ta tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử trong quan hệ với các nước, đặc biệt là với các nước lớn, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế. Ngoài việc tranh thủ được lợi thế tập thể của cả khối để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của mình trong quan hệ với các cường quốc, ta còn có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để giải quyết các tranh chấp thương mại với các nước thành viên. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong quan hệ của nước ta với Hoa Kỳ, một cường quốc còn phân biệt đối xử với Việt Nam, chưa dành cho ta đãi

ngộ tối huệ quốc, còn áp đặt những cản trở về thuế và phi thuế trong quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam.

1.2.Hưởng những ưu đãi thương mại, mở rộng thị trường

WTO, ASEAN, ASEM đều có mục tiêu chung là giải quyết vấn đề thị trường. Mục tiêu này được thực hiện thông qua việc giảm dần từng bước đi tới triệt tiêu hàng rào phi thuế quan, dùng thuế là công cụ bảo hộ chủ yếu, đồng thời tiến hành giảm thuế, thực hiện các chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.

Trong khuôn khổ GATT/WTO, các cuộc đàm phán của hiệp định Urugoay với sự tham gia của 117 quốc gia đã kết thúc với việc giảm 36% mức thuế đối với hàng nông sản, 33% đối với hàng công nghiệp, 32% với hàng dệt may, và nhờ vậy kim ngạch mậu địch toàn thế giới đã tăng khoảng 200 tỷ USD/năm.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) đã được hình thành với việc ký kết hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu thực hiện tự do hoá mậu dịch toàn khối ASEAN trong vòng 10 năm kể từ 1/1/1993. Mức thuế của các nhóm mặt hàng tham gia CEPT đều sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2003 đối với Brunay, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan và năm 2006 đối với Việt Nam, năm 2008 đối với Lào và Myanmar, đồng thời xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan và hạn chế số lượng để mở đường cho thương mại ASEAN phát triển, tạo thế và lực mới cho ASEAN trong cạnh tranh toàn cầu.

Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, ngoài việc được hưởng các cam kết ưu đãi, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư mà các nước thành viên trong cùng một tổ chức cam kết dành cho nhau như nói trên, tổ chức thương mại thế giới (WTO) còn dành những ưu đãi riêng về miễn trừ, ân hạn trong việc thực hiện các nghĩa vụ thành viên cho các nước đang phát triển, chậm phát triển và

các nước trong thời kỳ chuyển đổi (có mức thu nhập dưới 1000USD/người) ở tất cả các lĩnh vực và được ưu đãi hơn trong việc tiếp cận thị trường để bán các sản phẩm của mình, các nước phát triển phải hạn chế đặt ra và áp dụng hàng rào thương mại mới mà trước kia chưa có đối với hàng xuất khẩu có lợi thế đặc biệt từ các nước kém phát triển hơn. Trong một số trường hợp các nước đang phát triển còn được miễn trừ nghĩa vụ có đi có lại trong quan hệ thương mại với các nước phát triển.

Điều này sẽ tạo dựng được môi trường thông thoáng cho phát triển kinh tế, mở rộng thị trường về mọi mặt, đặc biệt là cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với những mặt hàng đòi hỏi nhiều nhân công hoặc những mặt hàng nông sản mà ta có ưu thế như: gạo, cà phê, thuỷ-hải sản, chế hạt điều, hàng dệt may, giày dép...

1.3.Tăng thu hút đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nước

Việc Việt Nam tham gia và chấp nhận các luật lệ chung của các thể chế kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO, sẽ dần dần tạo lập và củng cố lòng tin của các nước vào cơ chế, chính sách của Việt Nam, tạo niềm tin để thu hút các nước công nghiệp phát triển an tâm đầu tư vào nước ta. Đồng thời ta có cơ hội tiếp cận các nguồn vay vốn ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các định chế tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)...

Với tư cách là thành viên ASEAN ta có điều kiện tham gia chương trình hợp tác công nghiệp (AICO), hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với những ưu đãi đặc biệt. Đây là những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong nội bộ khối đầu tư chéo sang nhau cũng như khai thác công nghệ, bí quyết kỹ thuật của các quốc gia phát triển hơn thông qua việc mở ra một thị trường

rông lớn, thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng hoạt động đầu tư vào các nước trong khu vực.

1.4.Nâng cao vị trí quốc tế của Việt Nam và tạo thế đứng vững chắc hơn cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Chúng ta hiện đang chứng kiến hàng loạt các liên minh ra đời với mục đích tăng cường sức mạnh làm đối trong với các liên minh khác. Liên minh Châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô là những thí dụ điển hình trong nhiều liên minh khu vực khác. Cũng như vậy, sự ra đời của APEC không những chỉ nhằm củng cố và phát huy thế và lực của các quốc gia thành viên trong tương quan khu vực và quốc tế mà trên thực tế mỗi nước thành viên đều có ý thức được rằng nền tảng kinh tế này còn tạo đối trọng trong đàm phán đa biên giới với EU và các cường quốc khu vực khác, không chỉ nhằm mục tiêu liên minh kinh tế, thương mại mà còn góp phần đắc lực vào việc củng cố vị thế vững chắc hơn cho các nước trong quan hệ quốc tế, làm cơ sở hậu thuẫn bảo vệ hoà bình và an ninh khu vực.

Mục tiêu chung của GATT/WTO từ khi ra đời đến nay là nhằm xây dựng những luật lệ, nguyên tắc, khuôn khổ và chuẩn mực chung dể điều tiết, tạo dựng môi trường công bằng và thuận lợi cho thương mại thế giới. Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế chính là cơ hội để ta tham gia vào việc thiết lập những “luật chơi” quốc tế này, góp thêm tiếng nói tập hợp lực lượng đấu tranh cho lợi ích của những nước đang phát triển, nắm bắt tốt hơn các xu hướng quốc tế cũng như sự điều chỉnh chính sách kinh tế thương mại của các nước khác, từ đó xác định được hướng điều chỉnh vừa phù hợp với tiến trình chung, vừa khai thác triệt để những cơ hội có lợi ích cho mình. Nếu không phải là thành viên các tổ chức kinh tế quốc tế ta sẽ mất đi cơ hội tham gia những cuộc thương thuyết phân chia

quyền lợi và thị trường. Điều này cũng có nghĩa là ta sẽ mất đi cơ hội đàm phán, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của Việt Nam nếu các thoả thuận đó gây phương hại đến lợi ích cho quốc gia mình.

Trong điều kiện thế giới đang hình thành xu thế đa cực, việc ta tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại thế giới và khu vực sẽ tạo những mối quan hệ đa dạng, đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau cho phép khai thác lợi thế tập thể của các khối kinh tế thương mại này trong quan hệ với các nước lớn, bảo vệ tốt hơn lợi ích của ta, tạo dựng được thế và lực, góp phần đảm bảo hoà bình và giữ gìn an ninh quốc tế và khu vực. Tiến trình Việt Nam tham gia WTO, ASEAN, APEC, ASEM có thể hình dung như những vòng tròn đồng tâm thúc đẩy lẫn nhau, tạo thêm cơ sở để Việt Nam mở rộng hơn quan hệ với các nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, nhất là trong đàm phán đa phương về những lợi ích của ta.

Mục tiêu quan trọng của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực là: Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước mắt là thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010) của Đảng và Nhà nước, thị trường cũng là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 9,3 tỷ USD và nhập khẩu đạt 11,4 tỷ USD. Nếu ta phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) mỗi năm trung bình từ 10-15% thì tới năm 2010 kim ngạch XNK của ta đạt khoảng 50 tỷ USD, đó là chưa tính tốc độ gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các con số trên cho thấy vấn đề thị trường là một đòi hỏi cấp bách. Tham gia các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực chúng ta mới có tư cách và cơ hội để vươn ra quốc tế, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đứng ngoài cuộc, chúng ta sẽ bị các nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại, phân biệt đối xử với các nước ngoài khối, đóng cửa thị trường đối với hàng hoá và thương nhân nước ta, và tổn thất này sẽ khó

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w