Sau một quá trình điều tra, nghiên cứu ngành chè Việt Nam, các chuyên

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 31 - 34)

gia của tổ chức FAO (Liên hợp quốc) đã đi đến kết luận: nâng cao sản lượng và chất lượng các vườn chè mới là yếu tố quyết định tương lai của chè Việt Nam. Vì lý do đó, trong tổng vốn đầu tư 90 triệu USD dành cho ngành từ nay đến

2005, FAO và các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đã đề nghị dành tới 70% để đầu tư vào khâu nông nghiệp. Lượng vốn này sẽ được đưa vào cải tạo diện tích chè hiện có và phát triển 5000 ha mới giống chè có năng suất cao, phấn đấu đến năm 2005 đạt năng suất bình quân 1,5 tấn/ha.

5. Hạt điều

Khối lượng hạt điều nhân xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 là 135.000 tấn, về giá trị tăng 2,25 lần so với thời kỳ 1991-1995.Năm 1996 xuất khẩu nhân điều đạt 23.000 (quy thô đạt 103.500 tấn), năm 2000 xuất khẩu điều nhân 34.200 tấn (quy thô đạt 112.000 tấn).

Xu thế nhu cầu hạt điều lớn hơn khả năng cung nên giá hạt điều trong các năm gần đây tăng lên.

Thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam là Trung Quốc 45%, Hoa Kỳ 25%, EU 15%, Autralia 10%, các nước Chấu á khác chiếm 5%.

Xuất khẩu nhân điều năm 1998 đạt 25,6 ngàn tấn, hụt gần 10 ngàn tấn so với kế hoạch 35 ngàn tấn đặt ra từ đầu năm và giảm hơn 23% so với lượng đã thực hiện năm 1997 (33,3 ngàn tấn). Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân năm 1998 tăng hơn 14% so với năm 1997 nên kim ngạch xuất khẩu đã đạt 117 triệu USD, chỉ giảm 12,3% so với 133 triệu USD đã thực hiện năm 1997. Năm 2000, với 25 ngàn tấn hạt điều nhân, xuất khẩu điều của Việt Nam đạt kim ngạch 130 triệu USD, bằng kim ngạch xuất khẩu năm 1997.

Nhân điều là một trong số ít những mặt hàng không bị tác đông xấu của khủng hoảng tài chính 1997-1998 (không gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ). Sản lượng xuất khẩu giảm chủ yếu là do vườn cây bị thoái hoá. Yếu tố này, kết hợp với thời tiết không thuận lợi, đã làm năng suất cây điều sụt xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Ngành chế biến điều thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều xí

nghiệp đã phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng từ giữa năm 1998. Hiện tượng này vẫn tiếp tục trong năm 1999-2000.

Sản lượng sụt giảm đã khiến nhiều doanh nghiệp phải quay sang tìm nguồn điều thô từ nước ngoài, chủ yếu là từ Châu Phi bởi nhập khẩu giá điều Châu Phi), Inđônêsia lại hạn chế xuất khẩu điều thô. Đây là năm đầu tiên nước Việt Nam phải nhập khẩu điều thô.

Từ năm 1995 trở về trước, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều thô. Từ năm 1996, do có chính sách hạn chế xuất khẩu điều thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước (áp dụng phụ thu và thuế xuất khẩu) nên việc xuất khẩu thô hầu như không còn.

Thị trường xuất khẩu điều nhân được thể hiện trong bảng dưới đây:

Biểu 6 Đơn vị: % Thị trường Tỷ trọng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trung Quốc Châu Âu Mỹ Châu Á Các nước khác 70 15 5-10 10 - 50 20-25 15 8-10 - 40 30 15 8-10 5 35-40 30-35 20 8-10 - 49,5 9,7 19,3 53,7 17,3 31,9 17,4 26,8 36,9 18,9 (-): Không đáng kể

Nguồn: Thống kê hải quan

Qua bảng có thể thấy tỷ trọng của Trung Quốc đang giảm dần. Điều của Việt Nam đã thâm nhập khá tốt vào thị trường EU và thị trường Mỹ, trước đây vốn là thị trường của điều ấn Độ.

Trong 3 năm qua giá điều nhân vẫn ổn định bởi nhu cầu thị trường thế giới tương đối vững. Giá FOB bình quân 1996 đạt 4500 USD/T, 1997 đạt 4000 USD/T, cuối 1997 có giảm nhưng sang 1998, nhất là cuối 1998, đã tăng lên nên

giá trung bình năm đạt khoảng 4.600 USD/T. Hai năm 1999 và 2000 ổn định ở mức 5000-5500 USD/T.

Cả nước hiện có trên 60 cơ sở tách nhân điều với tổng công suất bóc tách khoảng 250.000T hạt thô/năm, đảm bảo tách nhân hết sản lượng điều thô. Thiết bị bóc tách nhân là thiết bị tự chế tạo, giá chỉ bằng 1/10 giá thiết bị Nhật nhưng hoàn toàn có khả năng làm ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nhìn chung, ngành điều không gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng điều của Việt Nam về cơ bản là cao hơn chất lượng điều của Inđônêsia và Ấn Độ (hình thức bên ngoài của hạt đẹp hơn, ít hạt vỡ hơn do Việt Nam chủ yếu làm thủ công, vị lại ngọt và bùi hơn). Những khó khăn hiện hành chủ yếu là khó khăn nội tại. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 31 - 34)