II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC, ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC KHI VIỆT NAM THAM GIA CÁC
2. Những thách thức cần có giải pháp xử lý đúng trong quá trình hội nhập
Chính vì thế Trung Quốc đã qua 13 năm đàm phán nhưng họ vẫn kiên trì trong việc gia nhập WTO.
1.5. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam mở rộng quan hệ, học tập phong cách quản lý, tiếp thu doanh Việt Nam mở rộng quan hệ, học tập phong cách quản lý, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới của quốc tế, xoá bỏ được tư duy ỷ lại bao cấp, dám đương đầu cới cạnh tranh, hình thành được phong cách làm ăn mới, lấy chất lượng và hiệu quả làm động lực để phấn đấu vươn lên
2. Những thách thức cần có giải pháp xử lý đúng trong quá trình hội nhập nhập
Việc tham gia hợp tác kinh tế quốc tế tạo cho Việt Nam cơ hội vào khai thác một thị trường thế giới rộng mở có tiềm năng lớn về khoa học và công nghệ cũng như về vốn mà Việt Nam đang rất cần cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, những thách thức phải đương đầu là rất lớn, những thách thức đó cần nhìn nhận và đánh giá một cách nghiêm túc, chính xác để có phương án vượt qua một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thành công. Từ thực trạng nền kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay cho thấy quá trình hội nhập kinh tế thế giới ta sẽ phải đối mặt với những hạn chế và thách thức chủ yếu như sau:
2.1. Sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ và đội ngũ các nhà doanh nghiệp của Việt Nam còn yếu kém nghiệp của Việt Nam còn yếu kém
Mặc dù đã đạt được những thành tựu kinh tế bước đầu đáng khích lệ, nhưng thực tế trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với nhiều nước thành viên WTO, ASEAN, APEC, ASEM. Sản xuất trong nước còn nhiều khó khăn, quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm chạp, với một nền sản xuất hàng hoá nhỏ và phân tán, sức cạnh tranh của hàng hoá rất kém. Tham
gia hợp tác kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để hàng hoá và dịch vụ Việt Nam có thêm cơ hội để xâm nhập thị trường quốc tế, tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của ta rất kém nên cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, trong khi đó hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài với sức cạnh tranh cao với sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường Việt Nam. Nếu như hàng hoá và dịch vụ Việt Nam không có sự thay đổi và nâng cao về chất (như phải có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng, điều kiện thanh toán và giao hàng thuận lợi...) thì chắc chắn sẽ không có chỗ đứng ngay cả trên thị trường nội địa và điều đó cũng có nghĩa những nghành sản xuất và dịch vụ non trẻ của Việt Nam sẽ khó có cơ hội vươn lên cạnh tranh.
Đối với Việt Nam, việc thực hiện nguyên tắc không phân biệt đổi xử, nhất là đãi ngộ quốc gia còn rất nan giải. Thực tế sự bảo hộ đối với hàng hoá trong nước vẫn là nhu cầu cấp bách. Nói khác đi việc cam kết mức độ bình đẳng, không phân biệt đổi xử giữa hàng nội địa và hàng ngoại nhập phải được cân nhắc, tính toán hết sức thận trọng, thực hiện dần từng bước. Phải tính toán để thực hiện chính sách bảo hộ có điều kiện, có chọn lọc, có thời gian, đồng thời phải đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở phân tích rõ lợi thế so sánh của ta để xác định và xây dựng những ngành hàng có tính đột phá mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao, đủ sức đương đầu với hàng hoá của nước ngoài khi điều kiện bảo hộ trong nước không còn nữa.
Đối với các doanh nghiệp, việc thực hiện các nguyên tắc về không phân biệt đối xử (MFN) nhất là đãi ngộ quốc gia (NT) dành cho các doanh nghiệp của các nước thành viên WTO, ASEAN, APEC và ASEM sẽ đặt ra những thức gay go. Theo nguyên tắc này, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép thành lập các công ty và triển khai hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ trên thị trường Việt Nam, đương nhiên theo lộ trình từng bước. Hiện nay các
doanh nghiệp lớn của nước ta vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung nay chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các doanh nghiệp này chưa đủ thời gian để thích ứng với cơ chế mới. Các doanh nghiệp khác, mới được thành lập trong thời kỳ đổi mới kinh tế, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân có quy mô rất nhỏ dù có sự mềm dẻo linh hoạt trong hoạt động nhưng rõ ràng xét về mặt quy mô và trình độ quản lý thì khả năng cạnh tranh còn rất hạn chế. Trong điều kiện như vậy, áp dụng các nguyên tắc về đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT) chúng ta sẽ khó khăn.
Có một thực tế là 2/3 thành viên của WTO là các nước đang phát triển, các nước thành viên ASEAN, APEC, ASEM cũng còn những nước có trình độ phát triển thấp, hoàn cảnh cũng có những mặt tương đồng như Việt Nam. Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là hoàn toàn có thể, nếu chúng ta có các chính sách phát triển kinh tế thương mại đúng đắn, thực hiện các cam kết với WTO, ASAN, APEC, ASEM theo phương châm từng bước vững chắc nhằm nâng cao nội lực của nền kinh tế kết hợp với khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
Những thách thức nói trên không chỉ hoàn toàn tiêu cực mà nó còn chứa đựng các yếu tố tích cực, bởi vì thông qua việc phải đối mặt với những thách thức, đương đầu với cạnh tranh, chúng ta sẽ tìm ra những biện pháp hữu hiệu vượt qua những trở ngại thách thức, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam sẽ được tăng cường, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng trở nên năng động hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Nhận định này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh trong những thời điểm có bước ngoặt.
2.2. Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh hoàn chỉnh
Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống chính sách kinh tế quốc tế, thương mại của nước ta phải điều chỉnh phù hợp với những quy tắc và luật chơi quốc tế trong khi hệ thống pháp lý và hệ thống chính sách kinh tế thương mại của ta chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, để một mặt đáp ứng được các nguyên tắc của WTO, ASEAN, APEC, ASEM, một mặt hỗ trợ đắc lực cho sản xuất hàng hoá và thương nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ và tạo thành một công cụ đắc lực cho đàm phán mở cửa thị trường.
Cho tới nay, hệ thống chính sách này của Việt Nam còn nhiều điều bất cập, kỹ thuật xây dựng còn thô sơ, nhất là hệ thống chính sách thuế quan và phi thuế quan. Việc xây dựng những chính sách này còn áp đặt ý muốn chủ quan nên thường xuyên phải điều chỉnh, thay đổi thất thường, gây tâm lý mất lòng tin trong giới doanh nghiệp và ngoài nước. Đặc biệt những biện pháp chính sách tạo lợi thế cho kinh tế và thương mại mà WTO, ASEAN, APEC, ASEM thừa nhận (đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốc gia (NT), chế độ hạ ngạch thuế quan (tariff quota), quyền tự vệ, chống bán phá giá..) ta lại chưa có. Trong khi đó những chính sách, biện pháp mà WTO, ASEAN, APEC, ASEM không thừa nhận, không phù hợp với nguyên tắc của các tổ chức này thì ta vẫn còn áp dụng. Đây là một điểm yếu của Việt Nam cần phải lưu ý để nhanh chóng khắc phục. Nếu hệ thống chính sách của ta được xây dựng chu đáo, áp dụng các kỹ thuật quốc tế và đồng bộ, sẽ tạo ra một công cụ hữu hiệu, góp phần khắc phục được các yếu kém của hàng hoá và thương nhân của Việt Nam trong quá trình phấn đấu vươn lên.
Bên cạnh đó, quản lý nhà nước, tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức, hỗ trợ xúc tiến mậu dịch của chúng ta còn nhiều bất cập, thiết hiệu quả, gây tình trạng vưa chồng chéo, vừa không rõ ràng về trách nhiệm, trong khi hội
nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi một bộ máy làm việc năng động có hệ thống, đảm bảo hội nhập một cách chủ động, giữ vững định hướng XHCN.
2.3. Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay ngắt, nhưng nhận thức của các ngành các cấp còn chưa nhất quán, tư tưởng bảo hộ, ỷ lại còn nặng ngành các cấp còn chưa nhất quán, tư tưởng bảo hộ, ỷ lại còn nặng
Chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 135 nước hiện nay đã trải qua 51 năm hợp tác với 8 vòng đàm phán mở cửa thị trường với những nội dung, yêu cầu đòi hỏi ngày một cao, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trong khi đó, tuy Bộ Chính trị đã quyết định phải đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng sự nhận thức của các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp về sự cần thiết và tính bức xuc phải hội nhập vì lợi ích phát triển kinh tế đất nước vẫn chưa được thống nhất, kiên định thậm chí còn mơ hồ, điều này gây khó khăn để đạt tới quyết tâm cao tìm biện pháp khắc phục khó khăn vươn lên. Thực tiễn mấy năm qua cho thấy vướng mắc lớn nhất hiện nay tập trung ở khâu xây dựng các cam kết quốc tế cụ thể về mở cửa thị trường về thuế, về các biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ tư tưởng bảo hộ, ỷ lại còn nặng. Quan điểm đúng đắn của Đảng thể hiện trong nghị quyết TW4 “bảo hộ có điều kiện, có chọn lọc, có thời gian” chưa được thể hiện đầy đủ trong các chính sách quản lý.
2.4. Năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế
Mặc dù trong những năm gần đây chúng ta đã tăng cường công tác đào tạo, những về cơ bản độ ngũ cán bộ các cấp trong cả nước còn rất mỏng, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nhất là lĩnh vực xây dựng chính sách và đàm phán quốc tế. Thực tế này đặt ra một nhiệm vụ cấp bách là phải tìm ra mọi biện pháp tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, xem đây là lĩnh vực ưu tiên. Vấn đề đào tạo cần thực hiện từ trung ương đến địa phương, chú ý đào tạo
cho các doanh nghiệp, đào tạo cả kỹ thuật, nghiệp vụ, nhưng vấn đề đào tạo pháp lý, xây dựng chính sách cho hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là ngoại ngữ tiếng Anh cần được đặt lên hàng đầu. Cán bộ là yếu tố quyết định thành công của quá trình hợp tác kinh tế quốc tế.