New York và bằng 1/2 của Trung Quốc. Sau nhiều năm “vật lộn”, Nga vẫn chưa tìm được mô hình phát triển phù hợp; mâu thuẫn và đấu tranh quyễn lực trong nội bộ gay gắt. Vì vậy, có thể khẳng định 10-15 năm tới Nga chưa thể phát triển nhanh được để trở lại vị trí cường quốc thứ 2 trên thế giới.
1.4.Vị trí của các khu vực trong nền kinh tế thế giới cũng sẽ có sự thay đổi
Theo một số dự báo, trung tâm của kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 không phải là khu vực Âu-Á, chiếm khoảng 80% sản xuất của thế giới, hội tụ các thế mạnh của Châu Âu (chất xám, vốn, công nghệ) và Châu Á (tài nguyên phong phú, lao động rẻ, cần cù, sáng tạo....)
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tuy bị khủng hoảng, song vẫn giàu tiềm năng. Nếu tính rằng, ngoài Đông Nam Á, Đông Bắc Á, khu vực này còn gần cả các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Oxtralia; do đó Châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn vị trí giàu tiềm năng, sau khi vượt qua khủng hoảng vẫn có vị trí quan trọng trong kinh tế thế giới
Có một số dự báo về triển vọng sáng sủa của một số nước Mỹ Latinh nhưng khó hình dung các nước này có thể phát triển nổi trội vì chính trị không ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ.
Sẽ hình thành các hình thái liên kết đại khu vực như Đại Tây Dương, Châu Á-Thái Bình Dương, Á-Âu, Đông Âu-Mỹ Latinh...
2. Dự báo chung về thương mại thế giới
Mức tăng trưởng của thương mại thế giới từ mức 9,5% năm 1997 xuống còn 5-6% trong giai đoạn 1998-1999, tức là tương đương với tốc độ tăng bình quân của thập kỷ trước. Nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu của Nhật Bản và các nước Đống Á khác như Hàn Quốc, các nước ASEAN....giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực. Tổng kim ngạch ngoại
thương của các nước đang phát triển cũng có xu hướng giảm so với thời kỳ trước đây. Trước hết là vì nhập khẩu giảm do đồng Đôla của Hoa Kỳ tăng giá mạnh trong giai đoạn 1997-1999. Sau đó, do giá của các loại hàng nguyên liệu cơ bản giảm nên thu nhập từ xuất khẩu sẽ tăng không đáng kể. Việc thu nhập từ xuất khẩu không tăng làm cho các nước đang phát triển gặp khó khăn về cán cân thanh toán và phải điều chỉnh giảm nhập khẩu.
Tuy nhiên, hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản trong thời gian tới sẽ giảm nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của Hoa Kỳ trong thời kỳ 1998-2005 có thể sẽ chỉ đạt khoảng 6,3% so với 8,3% của thời kỳ 1991-1997; của Nhật Bản là 3,6% so với 6,3%. Riêng các nước EU, do có những dự báo lạc quan về sự thành công của liên minh tiền tệ, có thể đạt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân ở mức 6,2%, tăng so với 4,3% của thời kỳ 1991-1997.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của Đông Nam Á (trong đó có Đài Loan, Hồng Kông và các nước ASEAN, thị trường xuất khẩu chính của ta sẽ giảm từ 13,5%/năm xuống còn 7% năm). Riêng các nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng (như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan) sẽ giảm từ 12%/năm xuống còn khoảng 6%/năm. Các nước đang phát triển khác cũng vậy. Duy nhất chỉ có Trung Đông và Bắc Phi là tăng nhập khẩu, phần nào do sự phục hồi của giá dầu thô.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm. Xuất khẩu của các nước phát triển chỉ tăng bình quân khoảng 6%/năm so với mức 6,4% của thời kỳ 1991-1997, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân của các nước Đông Á và Châu Đại Dương giảm gần một nửa, từ 15,2% xuống còn 8,5%/năm. Riêng các nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng sẽ có tốc độ tăng bình quân khoảng 8,3%/năm so với 12%/năm của thời kỳ trước đó.
Nhìn chung, tuy không đạt được mức độ tăng trưởng như thời kỳ 1991- 1997 nhưng thương mại thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI vẫn sáng sủa hơn thời kỳ 1998-2000, nhất là so với năm 1998. Đây là dự báo rất có ý nghĩa đối với quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ 2001-2005.
Tóm lại, môi trường thương mại thế giới trong những năm tới tỏ ra khả
quan hơn so với thời kỳ 1997-1999. Tuy nhiên, khó có cơ sở để hy vọng vào một sự khởi sắc ngay tức thì sau các cuộc khủng hoảng trầm trọng vừa qua. Kinh tế thế giới sẽ phục hồi những với tốc độ chậm khiến thương mại thế giới nói chung và xuất khẩu của nước ta nói riêng sẽ khó có thể sôi động như thời kỳ 1991- 1997.
3. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động của nó đến thương mại quốc tế mại quốc tế
Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá, với sung lực chính là tự do hoá thương mại, sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ 2001-2005. Xuất khẩu sẽ có cơ hội tăng trưởng trên một số tăng trưởng. Toàn cầu hoá và khu vực hoá làm nội dụng của phân công lao động quốc tế có sự thay đổi. Các lợi thế truyền thồng như tài nguyên và nhân lực sẽ giảm dần giá trị. Nếu chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ thì xuất khẩu sẽ không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian dài. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang chỗ dựa vào các nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, nắm bắt những yếu tố mới như công nghệ quản lý theo hệ thống để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay.
Từ nay cho đến năm 2006 là thời hạn Việt Nam tham gia đầy đủ vào lịch trình cắt giảm thuế quan của AFTA. Theo lịch trình cắt giảm thuế quan CFPT/AFTA đến năm 2006, có khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN
vào Việt Nam sẽ được áp dụng mứu thuế suất 0-5%. Ngoài ra Việt Nam còn phải cam kết giảm thuế xuống 0% đối với toàn bộ số dòng thuế trừ những mặt hàng trong danh mục loại trừ hoàn toàn trước năm 2020 là thời hạn tự do hoá trong APEC. Đồng thời với quá trình giảm thuế, các biện pháp phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ ngay khi mặt hàng có hạn chế định lượng nhập khẩu được hưởng ưu đãi CEPT và thực hiện thống nhất thủ tục hải quan với ASEAN.
Bắt đầu từ năm 2001 Việt Nam sẽ phải công bố văn bản pháp lý CEPT/AFTA hàng năm thể hiện cả lịch trình cắt giảm thuế của các mặt hàng đến năm 2006. Từ năm 2001 việc cắt giảm thuế theo lộ trình CEPT sẽ trởi nên kiên quyết và dồn dập hơn trước rất nhiều do chính phủ bắt đầu đưa vào cắt giảm mạnh nhièu mặt hàng từ trước tới nay vốn có mức thuế suất cao và được bảo hộ bằng nhiều biện pháp phi quan thuế.
Đối với Việt Nam, các doanh mục loại trừ tạm thời sẽ được đưa vào cắt giảm trong giai đoạn 1999-2003, tức là thời hạn cuối cùng sẽ vào năm 2003, cụ thể là vào tháng 7/2003 chúng ta sẽ thực hiện đầy đủ lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA. Như vậy chúng ta chỉ còn 3 năm nữa và không có cách lựa chọn nào khác phải chấp nhận cuộc “chơi” này và chắc chắn mọi doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt và gay gắt với các đối thủ của ASEAN trực tiếp trên thị trường Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tích cực chuẩn bị mọi mặt cho hội nhập; đồng thời nhà nước cần cải cách thể chế thương mại và tài chính để bắt kịp với xu thế khu vực hoá trong những năm đầu của thế kỷ XXI, như công nghệ mạng, cộng nghệ quản lý theo hệ thống để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay.