Nguồn tài nguyên thiên nhiên: yếu tố sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ Lực lượng lao động: yếu tố giá thành lao động

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 96 - 98)

. Lực lượng lao động: yếu tố giá thành lao động.

. Vị trí địa lý: yếu tố ảnh hưởng lớn đến điều kiện và chi phí vận tải. . Điều kiện thời tiết, khí hậu: yếu tố làm nên đặc tính riêng của sản phẩm.

Muốn mở rộng và phát triển thị trường thì cần năng cao hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh. Sự hạn chế thông tin về các đối thủ cạnh tranh thường dẫn tới những hạn chế và làm cho ưu thế cạnh tranh trở nên không bền vững. Hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mạnh hơn và tìm ra các thị trường riêng của mình, điều này hoàn toàn đúng ở hai cấp độ quốc gia và công ty.

1.2. Thúc đẩy việc đầu tư mới và đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình

độ quản lý để tăng hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh hàng Việt Nam sản xuất trên thị trường thế giới.

1.3.Tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến từ 60/40 hiện nay lên

75/25 vào khoảng thời gian 5 năm 2005.

1.4. Hoàn thiện chính sách đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu

công nghệ cao để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước khai thác sản xuất, kinh doanh xuất khẩu.

1.5. Triển khai tổ chức thực hiện tốt Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy sớm

việc thành lập Quỹ tín dụng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu.

1.6. Tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất

khẩu nhất là thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng hoá tính thuế xuất khẩu.

2. Hình thành đồng bộ khung khổ pháp luật tạo môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh doanh bình đẳng nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh

Trước hết, cần sớm ban hành Luật cạnh tranh và chống độc quyền.

Những năm qua, thực hiện chính sách mở cửa trong nền kinh tế Việt Nam đã có mặt nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh về công nghệ và già dặn về thủ thuật kinh doanh, không ít công ty đã dùng các thủ đoạn thôn tính các doanh nghiệp trong nước như ngành giải khát, hoá mỹ phẩm. Mặt khác, hiện tượng bán phá giá hàng củaTrung Quốc vào nước ta, buôn lậu qua biên giới, gian lận thương mại đã làm cho một số ngành sản xuất trong nước bị phá sản. Nhiều ngành sản xuất của nước ta như ngành cơ khí, nếu được bảo vệ tôt, chắc chắn hiện nay đã có nhiều mặt hàng có khả năng không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước.

Hệ thống luật pháp của nước ta hiện nay có nhiều luật khác nhau để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Các luật này đã có nhiều quy định xích lại gần nhau, nhưng vẫn tồn tại những ranh giới làm cho môi trường kinh doanh kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước; trong lĩnh vực xuất khẩu vẫn còn nhiều đặc quyền dành cho khối doanh nghiệp nhà nước.

3. Cải tiến cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến sâu, phát triển sản xuất tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có biến sâu, phát triển sản xuất tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn

Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, rau quả, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ hải sản, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ

nghệ, dầu thô, than đá, điện tử và linh kiện máy tính, hàng cơ khí...; trong đó có những mặt hàng đạt kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD trở lên như: gạo, cà phê, thuỷ sản, dệt may, giày dép, dầu thô, điện tử và linh kiện máy tính.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w