Hàng điện tử và linh kiện máy tính

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 47 - 50)

. Phương thức gia công kết hợp với sự dễ dãi của thị trường EU và tốc độ

11. Hàng điện tử và linh kiện máy tính

Đây là mặt hàng xuất khẩu mới, thời kỳ 1991-1995 chưa có, năm 1996 mới xuất khẩu và đạt 89 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu đạt 782 triệu USD.

Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt gần 2,39 tỷ USD.

Hàng điện tử và linh kiện máy tính là mặt hàng có tốc độ thị tăng trưởng rất nhanh, trong vài năm tới có khả năng đây là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

Thị trường xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là Philipine (49%), Thái Lan (31%), và các nước khác như Malaysia, Hàn Quốc, Mêxico, Nhật Bản và Singapore...

Tuy mới xuất khẩu nhưng mặt hàng bảng mạch điện tử (được đưa vào thống kê hải quan dưới tên gọi chung là “linh kiện lắp ráp máy vi tính”) đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu bảng mạch đã đạt tới 401 triệu USD, đứng hàng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Nếu gộp cả hàng điện tử thì kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng điện tử - tin học đã đạt 501 triệu USD trong năm 1998, kim ngạch năm 1999 đạt 585 triệu USD, tăng 15,8% so với thực hiện năm 1998.

Ngành công nghiệp điện tử – tin học là ngành còn khá mới mẻ. Đa số các xí nghiệp trong ngành mới chỉ xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây trước sự bùng nổ nhu cầu về hàng điện tử, nhất là hàng điện tử gia dụng. Trong những năm đầu của thập kỷ 90, ngành đã phát triển; ngành đã phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng bắt đầu từ năm 1997, khi nhu cầu về sản phẩm gia dụng đạt tới điểm bão hoà, tốc độ phát triển của ngành đã chậm dần lại.

Tính đến cuối năm 1997, toàn quốc có khoảng 70 doanh nghiệp nhà nước, hơn 100% doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 19 liên doanh với nước ngoài và 14 xí nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong ngành điện tử – tin học. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy lớn nhưng chủ yếu chỉ tiến hành các

các hoạt động lắp ráp giản đơn và cung cấp các loại dịch vụ kỹ thuật khác nhau cho khách hàng. Đây là điểm khác biệt lớn so với ngành điện tử – tin học của các nước khác.

Doanh số toàn ngành đạt trên dưới 350 triệu USD vào năm 1997, trong đó chủ yếu là hàng điện tử gia dụng (khoảng 40%). Thiết bị thông tin chiếm khoảng 1/3 giá trị sản xuất toàn ngành. Máy tính (bao gồm cả phần mềm và dịch vụ liên quan) chiếm khoảng 15%. Hàng điện tử công nghiệp (các loại linh kiện và nguyên liệu) chiếm khoảng 13%.

Ngay từ những năm đầu phát triển, hầu hết các sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định và tương đối lớn đều mang nhãn hiệu nước ngoài. Điều này đã tạo điều kiện rất lớn cho các công ty xuyên quốc gia khi họ chính thức đặt chân lên thị trường Việt Nam.

Có hai loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu. Loại thứ nhất là hàng điện tử gia dụng, phần nhiều là ti vi, có doanh số xuất khẩu không lớn. Loại thứ hai là linh kiện đầu vào, thí dụ như đèn hình. Loại này mang tính thương mại lớn hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử – tin học chủ yếu dựa vào loại sản phẩm thứ hai này.

Việt Nam không xuất khẩu thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông, máy văn phòng và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác. Các đơn hàng của nước ngoài về phần mềm máy tính tuy có nhưng khá rải rác và trị giá nhỏ. Việt Nam không có khả năng chiếm lĩnh được dù chỉ một phần linh kiện điện tử được bán ra trong khu vực.

Thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam:

Biểu 11

Thị trường Kim ngạch xuất khẩu (USD) Tỷ trọng (%)

Thái Lan 181.367.550 25 EU 16.001.592 0,04 Singapore 6.341.059 0,8 Malaysia 4.038.863 0,5 Nga 336.222 0,04 Nhật Bản 77.386.427 10

Nguồn: Thống kê Hải quan Việt Nam 2000

Một phần của tài liệu Kế hoạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w