Một số đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu sốt ại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ởnăm 2009, Thanh Hoá có khoảng 650,000 chiếm 17,5% dân số của toàn tỉnh. Người dân tộc thiếu số cư trú chủ yếu ở 11 huyện miền núi của tỉnh và các xã miền núi của một số huyện trung du và đồng bằng. Đồng bào dân tộc Thái là dân tộc thiểu số đông thứ 2 của tỉnh (sau người Mường) với 225.336 người, chiếm 34,8% các dân tộc thiểu số trong tỉnh, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và chiếm 14,5% tổng sốngười Thái ở Việt Nam (1.550.423) [78]

Lịch sửngười Thái ở Thanh Hóa có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với người Thái

ở Tây Bắc và có nguồn gốc từ dòng họ Lò Khăm (tiếng Thái Đen). Người Thái sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc, kéo dài dọc biên giới Việt – Lào tới phía Tây Thanh Hóa và Nghệ An. Người Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng (Táy Dọ)

Thái Đen (Táy Đăm). Người Thái Trắng sống tập trung ở hai huyện Thường Xuân,

Như Xuân và một số bản giáp huyện Triệu Sơn. Người Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước và Lang Chánh [Thanh Hóa (2009),

Các dân tộc thiểu số Thanh Hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Nhà xuất bản Thanh Hóa].

Bản người Thái thường nằm trong khu vực thung lũng gần sông, suối, nơi có đất sản xuất hiện có. Mỗi làng Thái bao gồm hàng trăm nhà chia thành các bản. Hầu hết các bản người Thái đều hạn chế tới các trung tâm y tế huyện và tỉnh do những khó

khăn về giao thông vận tải. Người Thái có tập quán thường sinh sống ở các nhà sàn với

gia đình gia trưởng mở rộng. Dưới mỗi mái nhà sàn người Thái, thường có một vài cặp vợ chồng các thế hệ. Mỗi cặp vợ chồng được phân bổ một khu vực ngủ riêng biệt, và sự phân bố của nơi ngủ các cặp vợ chồng dựa trên nguyên tắc theo tuổi từ cao xuống thấp (ông bà, cha mẹ, con cái). Trước đây còn có nhiều thế hệ cùng ở chung trong một nhà, nay thì phân chia thành các gia đình theo cặp vợ chồng. Họ có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Đối với người chết, họ quan niệm là tiếp tục “sống” ở thế giới

bên kia vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Vì vậy, cùng với ma nhà, ma họ những hồn ông bà, cụ kỵ là những lực lượng vô hình phù hộ và bảo vệ cho con cháu. Bên cạnh đấy, người Thái còn có chữ viết và ngôn ngữ riêng nên kho tàng

văn hóa văn học dân gian như truyền thuyết, ca dao khá phong phú. Hôn nhân người Thái là hôn nhân phụ quyền đã phát triển ở mức độ khá cao. Việc dựng vợ, gả chồng

trước đây thường do bố mẹ quyết định với sự đồng ý của dòng họ. Trước khi tiến đến hôn nhân, bố mẹ của các cô gái Thái cho phép các chàng trai tìm hiểu con gái mình bằng tục lệ “chọc sàn” đểđi tìm hiểu người yêu rồi đến “ngủ thăm” (có nghĩa là ngủđể

trò chuyện tâm tình, quan hệ tình dục là điều tuyệt đối cấm kỵ). Trong thôn nhân gia

đình, hiện vẫn còn duy trì tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng có con mới về nhà chồng sinh sống rồi sau đó tách hộ ra ở riêng [78].

Đồng bào dân tộc Thái nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hoá nói chung có đời sống kinh tế khó khăn, sống chủ yếu là lên nương lên rừng, trồng rau

chăm nuôi gia súc, gia cầm. Các hộgia đình sống rất cách xa nhau. Điều kiện được học tập mở mang kiến thức hạn chế vì đường xá đi lại không thuận lợi, họ phải mất nhiều giờ đi bộ mới đến được trường học. Ngôn ngữ cũng là một rào cản lớn đối với người Thái trong việc tiếp cận những thông tin về xã hội về bệnh tật. Hầu hết phương tiện

thông tin đại chúng phát tin bài bằng tiếng Kinh, trong khi tỷ lệ người Thái biết tiếng Kinh không phải là nhiều.

Ngoài ra, người Thái còn có những phong tục tập quán về tôn giáo, tín ngưỡng

riêng khó thay đổi là tin vào thế giới siêu nhiên trợ giúp. Phong tục “ngủ thăm” trước

hôn nhân nay đã có nhiều thay đổi, những “hậu quả” từ các cuộc ngủ thăm này càng nhiều [78]. Việc quan hệ với nhiều bạn tình không được bảo vệ và sự xuất hiện tiêm

chích ma túy trong đồng bào dân tộc cùng với sự thiếu hiểu biết về căn bệnh HIV/AIDS, thiếu các dịch vụ cung cấp như khám STIs, xét nghiệm HIV, cấp BCS và BKT sạch miễn phí đang là mối nguy cơ bùng phát dịch HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc ít người.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)