Các ý kiến của các cán bộ chủ chốt liên quan đến hoạt động của chương trình truyền thông thu được qua các cuộc PVS đều cung cấp các thông tin rất tốt về số lượng, chất lượng các hoạt động và sự đa dạng hóa hoạt động truyền thông, cũng như
các cố gắng trong việc tìm kiếm những mô hình can thiệp thích hợp cho đồng bào DTTS ở địa bàn NC. Sự chỉ đạo của chính quyền, phối hợp hoạt động giữa các ban
ngành, đoàn thể ở các huyện điều tra là tương đối đầy đủ, đồng bộ và đa dạng, tuy
nhiên độ bao phủ là chưa nhiều do ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc thù vùng sâu vùng
xa như dân trí và khả năng tiếp cận. Hầu hết ý kiến trong PVS cho rằng truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho đồng bào DTTS là việc khó và hiệu quả các hoạt động đó chưa cao. Do vậy, mặc dù tỷ lệ người nhận được thông tin truyền thông về HIV/AIDS qua tivi, hệ thống loa truyền thanh xã, tờrơi và các kênh trực tiếp khác... rất cao nhưng
tỷ lệ người có kiến thức cần thiết để phòng tránh HIV, thái độvà hành vi đúngđối với HIV/AIDS cũng chưa như mong đợi vì có thể cách bốtrí thông điệp truyền thông chưa
phù hợp.
Sau 3 năm can thiệp truyền thông và dựa trên kết quảđánh giá giữa kỳnăm 2009,
một số hoạt động đã được thay đổi hoặc bổsung để phù hợp với đặc thù vùng DTTS và tình hình dịch tễ của mỗi huyện NC. Hoạt động truyền thông đại chúng vẫn được 2 huyện triển khai như giai đoạn trước. Do khảnăng tiếp cận truyền thông đại chúng thấp
hơn nên NC tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới y tế thôn bản, các
già làng trưởng bản, CTV, GDVĐĐ và với mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng.
Các đội truyền thông lưu động đến các xã, thôn bản xa chiếu phim, video tiểu phẩm truyền thông. Nhằm đối phó với tình hình dịch HIV tăng nhanh ở Quan Hóa, mô hình
khám STI. Mô hình này được đánh giá có kết quả rất cao, gần 100% ý kiến cộng đồng hài lòng với dịch vụ, giảm chi phí so với phòng VCT cố định, giảm chi phí đi lại cho khách hàng và tiếp cận hầu hết các đối tượng NCMT cũng như vợ con họ trong cộng
đồng. Để đáp ứng đủ BKT, BCS cho số lượng lớn (hơn 500 người) NCMT tại Quan Hóa, các hộp/bốt BKT tự động được đặt khắp các thôn bản, tại nhà y tế bản và tại cả các nhà nương rẫy xa bản làng. Đây chính là sự khác biệt về can thiệp ở 2 huyện sau
giai đoạn một.
Tại NC năm 2012, nguồn thông tin phòng chống HIV/AIDS người dân nhận được chủ yếu qua tivi (92,6%), các cuộc họp ở thôn bản (63,4%), CTV/TTV (83,3%), y tế
xã/ thôn bản (78%). Nhân viên văn hóa xã Hồi Xuân, Quan Hóa cho biết: “Tôi được giao nhiệm vụ tuyên truyền để bà con hiểu rõ tác hại của ma túy và HIV/AIDS. Việc tuyên truyền và giải thích được thực hiện thông qua các buổi họp bản; cả những khi nói chuyện lúc đi làm nương, làm ruộng…”. Kết quả NC vùng DTTS thượng nguồn sông Mekong (báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB) cũng cho thấy hiệu quả mỗi loại vật liệu cũng mang lại lợi ích rõ ràng và giá trị khác nhau. Một phần lớn
người dân (>70%) cảm thấy áp phích, tranh lật, tài liệu quảng cáo, tờrơi và băng video
thú vị, rõ ràng và phù hợp; tuy nhiên những thông điệp liên quan đến ngôn ngữ địa
phương đôi khi không chính xác với gần 30%. Trong khi đó, các tình nguyện viên thôn bản, các nhà lãnh đạo cộng đồng và giáo viên tham gia truyền thông trực tiếp đã mang lại tỷ lệ rất tích cực [131], [132]. NC này cũng cho thấy người DTTS nhận được thông
điệp truyền thông rất cao từ các CTV thôn bản như già làng, trưởng bản, y tế thôn bản, y tế xã.
Tỷ lệ ĐTNC nhận được thông tin tuyên truyền vềHIV/AIDS đều tăng hàng năm
qua các kênh: truyền thông qua tivi được người dân ưa chuộng nhất và đều dao động ở
mức cao trên 90%; truyền thông qua hệ thống loa đài xã thì chủ yếu các đối tượng ở
gần trung tâm xã nhận được và cũng dao động ở mức khoảng 50%; truyền thông qua tờ rơi, tờ bướm cũng tương tự như vậy nhưng đối tượng không biết chữ hoặc tái mù
không tiếp cận được. Một số mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng như truyền thông qua các cuộc họp thôn bản(trưởng bản, y tế bản, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn
thanh niên tham gia) hoặc cộng tác viên truyền thông, giáo dục viên đồng đẳng nhóm NCMT, y tế xã, thôn bản hoặc cán bộ thôn bản (những người được bà con tín nhiệm) thì có tỷ lệ tiếp cận cao và tăng rõ rệt qua các năm, ví dụ số người nhận được truyền thông từ tuyên truyền viên thôn bản tăng từ13% năm 2007 lên 83,3% năm 2012.