Chương trình truyền thông

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 57)

Nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của dân tộc Thái về

phòng, chống HIV/AIDS, các giải pháp về truyền thông cũng đã được triển khai như đa dạng hóa hình thức truyền thông phòng chống HIV/AIDS mà từ trước khi triển

khai NC chưa được thực hiện, trong đó bên cạnh người dân tộc Thái được quan tâm

để truyển thông hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyền HIV, truyền thông nhằm giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tạo môi trường thuận lợi để người nhiễm HIV hòa nhập vào cộng đồng, đặc biệt quan trọng là việc thay đổi hành

vi cho nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

Để tổ chức và triển khai được các hoạt động đồng bộ, nhóm NC đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa huy động sự vào cuộc và chỉđạo mạnh mẽ của Ban chỉđạo phòng chống AIDS huyện của Quan Hóa và Lang chánh với sự tham gia của Ban DTTS huyện, Trung tâm Y tế huyện và các

ban ngành đoàn thể huyện.

2.5.2.1. Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng

Truyền thông gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: các bài, tác phẩm bằng tiếng dân tộc Thái được phát trên Đài truyền thanh, truyền hình huyện, hệ thống loa phát thanh xã, phường, báo địa phương trung bình 4 buổi/tháng và tổ chức các đợt truyền thông lưu động kết hợp vào các phiên chợ là đặc thù của dân tộc Thái trung bình mỗi quý một lần.

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa chịu trách nhiệm thử nghiệm và thiết kế, sản xuất nội dung truyền thông, sản xuất tài liệu truyền thông như tờrơi, áp phích, pano, băng catssett, băng đĩa hình,... có minh họa bằng hình ảnh người dân tộc Thái và lời nói bằng tiếng Thái mang định hướng thay đổi hành vi, hướng dẫn các biện pháp thực hiện hành vi an toàn phòng chống HIV/AIDS phù hợp cho từng

nhóm đối tượng. Xây dựng các vở kịch, phóng sự trên truyền hình với các chuyên mục về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, về các phương pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

Truyền thanh trên loa đài; trên truyền hình: nhiều băng đĩa hình tiểu phẩm đã

được xuất bản như “Về với bản”, “An toàn” và “Hiểu nhầm”… dễ hiểu và dễ nhớ, vì gần gũi với văn hóa và tập quán người dân tộc Thái.

2.5.2.2. Truyn thông trc tiếp

Truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới CTV, tư vấn viên và truyền thông viên. Thành lập mạng lưới CTV tuyến huyện, tuyến xã và đặc biệt đối với đồng bào Thái, việc sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng ở các thôn bản, cộng đồng rất được chú trọng như lễ hội Lòng tòng, lễ hội xuống giống,… khi đó bà con trong thôn bản

thường tập trung đông đúc tại một nơi để gặp gỡ, truyện trò vì vậy khác với các

chương trình truyền thông khác, CTV truyền thông được mời cùng tham gia can thiệp này.

Truyền thông trực tiếp đặc biệt có vai trò vai trò quan trọng trong việc thuyết phục thay đổi hành vi, vì CTV thực hiện nhiệm vụ này bên cạnh việc được đào tạo về các kỹnăng truyền thông, còn là người cung cấp giới thiệu hướng dẫn để sử dụng các vật dụng an toàn như BKT và BCS.

Trung bình hàng năm có 8 CTV tuyến huyện, 24 CTV tuyến xã (16 CTV của Quan Hóa và 8 CTV của Lang Chánh) được đào tạo và đào tạo lại hàng năm để triển khai các hoạt động. Nhóm CTV hoạt động và hàng tháng có giao ban sinh hoạt với

nhóm GDVĐĐ để rút kinh nghiệm tháng vừa qua và thống nhất kế hoạch hoạt động tháng tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 57)