Tình hình dịch HIV/AIDS và lây nhiễm HIV trong nhóm DTTS

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)

Trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV hiện đang còn sống cao nhất cả nước thì có đến 7 tỉnh là nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS: Thái Nguyên, Sơn La,

NghệAn, Đồng Nai, Điện Biên, Thanh Hóa và An Giang.

Sơn La là tỉnh có trên một triệu dân gồm 12 dân tộc cùng sinh sống. Đông nhất là dân tộc Thái chiếm 54,7%, người Kinh chỉ chiếm 17,4%, dân tộc Mông chiếm 13%, dân tộc Mường chiếm 8,2% và các dân tộc khác. Tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân ở Sơn La đứng thứ 5 trong toàn quốc với 6.294 trường hợp mắc HIV. Tính đến 31/12/2012 đã

có 8.837 trường hợp HIV lũy tích được phát hiện, số nhiễm HIV còn sống là 6.408

trường hợp, trong đó có 4.861 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 2.429 người đã tử

vong do AIDS. Dịch chủ yếu trong nhóm người NCMT với 89,2%, tỷ lệ mắc/100.000 dân là 817,7%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT cao hơn nhiều tỷ lệ trung bình trong toàn quốc, điều tra IBBS tháng 11/2009 với 502 mẫu điều tra nhóm NCMT có tỷ

lệ hiện mắc HIV là 31,1%. Người NCMT ởSơn La lại có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao, có tới trên 27% NCMT sử dụng chung BKT trong 1 tháng qua. Tỷ lệ người

NCMT không thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với PNMD và bạn tình thường xuyên cũng rất cao, tương ứng là 61,1% và 61,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD là 4,5% cũng cao hơn tỷ lệ trung bình trong toàn quốc [15], [61], [82]. Mặc dù

chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi và tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm DTTS tại Sơn La, nhưng qua các số liệu về tình hình dịch chung toàn tỉnh, cùng với những yếu tố nguy cơ và DTTS tại Sơn La lại chiếm đa số dân số của tỉnh do đó cũng phải chịu tác

động không nhỏ của dịch.

Yên Bái có 751.922 người gồm 30 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh 46,3%, dân tộc Tày 18,0%, dân tộc Mông 11,0%, dân tộc Dao 10,35%, dân tộc Thái 7,0%, và các dân tộc khác... Tỷ lệ nhiễm HIV cũng cao với 587%o. Tính đến ngày 31/12/2012, Yên

người chuyển sang AIDS và 1.434 người tử vong do AIDS. Riêng năm 2012 đã phát hiện 365 trường hợp nhiễm HIV. Tốc độ tăng HIV khá nhanh trong vài năm qua, theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống AIDS Yên Bái, các trường hợp nhiễm HIV chủ

yếu ở nhóm NCMT. Kết quả điều tra IBBS năm 2009 tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 3 xã của huyện Văn Chấn gồm 360 người NCMT, 123 PNMD nhà hàng và 151 PNMD đường phố kết quả cho thấy: Nhóm NCMT có tỷ lệ nhiễm HIV là 36,7%, tỷ lệ dùng chung BKT trong 6 tháng qua là 25%; Nhóm PNMD có tỷ lệ nhiễm

HIV 5,0% (PNMD nhà hàng) và 11,0% (PNMD đường phố). Tỷ lệ dùng BCS thường xuyên với khách trong một tháng qua của PNMD nhà hàng 52,0%, của PNMD đường phố 58%. Tỷ lệ nhận BCS miễn phí của PNMD nhà hàng 65,0% và của PNMD đường phố 44,0% [16].

Đồng bào Dao ở Yên Bái cũng có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV, tỷ lệ mắc STI khá cao, mắc giang mai trong nhóm đồng bào Dao ở huyện Văn Chấn vào năm 2006 là

3,3%. Do có phong tục tập quán khác biệt, QHTD cởi mở cùng với việc tiếp cận các dịch vụ trong xã hội ít, tỷ lệ chưa bao giờđi học khá cao (51,1%), kiến thức thái độ về

phòng chống HIV/AIDS còn rất thấp, chỉ có 22% nam giới và 7,3% nữ giới trong độ

tuổi 15-24 có hiểu biết đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS. Đây cũng là một điểm cần chú trọng để triển khai các chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS [37], [63].

Đồng Nai có dân số là 2.486.154 người với 4 nhóm dân tộc trên địa bàn. Nhóm

DTTS đông nhất là dân tộc Hoa chiếm 3,8%, Tày chiếm 0,6%. Đồng Nai cũng là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong 100.000 dân nhiều nhất trong toàn quốc. Chủ

yếu tập trung ở nhóm NCMT, PNMD. Tính đến tháng 9/2012, toàn tỉnh có 6.431 người nhiễm HIV, 2.476 người chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS là 1.500

người và một trong những huyện có tỷ lệ mắc cao là Trảng Bom có đông đồng bào DTTS sinh sống [8].

Dân tộc Khmer sống chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Mê kông: Sóc Trăng,

Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và Trà Vinh. Dân tộc Khmer chiếm tới 30% dân số tỉnh Sóc Trăng, hơn 12% dân số tỉnh Kiên Giang và khá đông ở

những tỉnh lân cận. Đây cũng là địa bàn có tỷ lệ nhiễm HIV cao và diễn biến phức tạp, tỷ lệ lây nhiễm HIV chính qua đường tình dục [8]. Số liệu liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer liên quan đến ma túy và mại dâm còn rất thiếu. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu của UNODC chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em gái ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Campuchia là đối tượng của nạn buôn bán qua biên giới. Một sốngười trong sốđó đã trở thành mại dâm ởcác nước khác và sau một thời gian bỏ trốn về Việt

Nam chưa có công ăn việc làm lại tiếp tục hành nghề mại dâm. Việc có đầy đủ kiến thức về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cũng như có sẵn BCS trong lúc phải đi bán dâm chưa được trang bị đầy đủ là nguyên nhân gây lây nhiễm HIV cho những nhóm đối

tượng này.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)