Hành vi nguy cơ của nhóm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 139 - 140)

Qua quá trình can thiệp, tỷ lệ người biết nơi có thể nhận được BCS rất cao. Tỷ lệ người dân tộc Thái sử dụng BCS khi QHTD với vợ/chồng/người yêu và bạn tình ngoài hôn nhân lần gần đây nhất tăng từ8,0% năm 2007 lên 13,3% năm 2009 và đạt 23,4%

năm 2012, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2007-2012 là 71%. Tuy tỷ lệ đạt còn thấp so với mong muốn nhưng tốc độ tăng khá cao, có ý nghĩa lớn về mặt y tế công cộng đối với đồng bào DTTS ở vùng có nguy cơ cao về HIV/STIs. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với việc sử dụng BCS của ĐTNC gồm: nam giới cao hơn nữ (OR=1,8;

p<0,001), người nhận được thông tin truyền thông đại chúng (OR=3,5; p<0,05) và

người có kiến thức đúng về dự phòng HIV (OR=1,4; p<0,05).

Tỷ lệ tăng sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất của người dân tộc Thái trong

NC này cao hơn so với NC của tác giả Nguyễn Thị Thiềng, Lưu Bích Ngọc về Kiến thức và hành vi liên quan tới phòng tránh HIV/AIDS và STI của thanh niên Việt Nam- hiệu quả từ chương trình can thiệp RHIYA: tỷ lệ thanh niên sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục lần gần nhất tăng 13,1%. Nam giới thông báo đã sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục lần gần nhất cao gấp 4 lần so với nữ. Rất ý nghĩa là mức chuyển

đổi hành vi này ở thanh niên nông thôn mạnh hơn, tích cực hơn nhiều so với thanh niên

ở thành thị (22,7% so với 4,2%) [47].

Kết quả NC năm 2012 cho thấy người NCMT đều có kiến thức về đường lây và phòng lây nhiễm HIV cao, và tương đồng với kết quả các hoạt động can thiệp giảm hại

mà chương trình mang lại, người NCMT tại địa bàn tiếp cận dịch vụ phân phát BKT rất cao (>53 lần), được phát tờrơi, tờ bướm hay sách nhỏ truyền thông (>10 lần) và được

NC đã xây dựng một mạng lưới cộng tác viên và giáo dục viên đồng đẳng khắp các bản làng của các huyện NC. Ngoài hình thức cấp phát BKT qua giáo dục viên đồng

đẳng, ở các thôn bản của huyện Quan Hóa còn có hộp BKT tựđộng đặt tại nhà y tế bản hoặc các nhà nương rẫy, phù hợp cho vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn. Chính vì vậy số người NCMT được giáo dục viên đồng đẳng tiếp cận hàng tháng khá cao, dao động từ 66% đến 87%. Số NCMT nhận được BKT rất cao, dao động từ 30 - 60 chiếc BKT/tháng.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 139 - 140)