Phương pháp chọn mẫu điều tra định lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 52)

Điều tra ban đầu năm 2007, chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng theo phương

pháp PPS (probability proportional to size): Chọn mẫu xác xuất tỷ lệ với kích thước quần thể, kết hợp chọn mẫu có chủ đích với chọn ngẫu nhiên đối tượng nghiên cứu. Các cuộc điều tra sau (giữa kỳ, sau can thiệp) sử dụng danh sách hộ gia đình của lần

điều tra ban đầu để đảm bảo tính tương đồng quần thể, giảm bớt yếu tố gây nhiễu đối với so sánh hiệu quả can thiệp trong thời gian dài. Cách chọn mẫu như sau:

- Chọn có chủ đích 4 xã nghiên cứu của huyện Quan Hoá (xã Hồi Xuân và Xuân Phú) và huyện Lang Chánh (xã Tam Văn và Tân Phúc). Đây là những xã tập

trung người dân tộc Thái cao, có nhiều đặc điểm tương đồng với nhau về các mặt tự nhiên, xã hội, kinh tếvà văn hóa.

- Lập khung mẫu toàn bộ sốngười 15-49 tuổi tại từng xã được chọn. - Tính được số hộ cần điều tra cho các xã là 800/ Ntb

- Số hộgia đình của từng xã theo thống kê sổ hộ khẩu là: Xã Số hộgia đình hiện có Xã 1 N1 Xã 2 N2 Xã 3 N3 Xã 4 N4 Tổng số xã là X Nx

- Tại mỗi xã, lấy danh sách toàn bộ hộ gia đình mà xã quản lý và đánh số từ 1

đến hết.

- Tính số hộ cần điều tra cho một xã là HĐT = (800/Ntb x N1)/Nx (lấy tròn số) - Tính khoảng cách k cho xã 1 là k1 = N1/HĐT xã 1 (tương tự cho xã 2, 3,...) - Chọn một số ngẫu nhiên từ 1 đến K1 giả sử là R

- Lấy R1 là số hộ đầu tiên cần điều tra trong xã 1, hộ thứ hai là R2 = R + K1 , hộ

thứ 3 là R3 = R3+ K1, cứlàm như vậy cho đến hộ thứHĐT

- Danh sách hộ gia đình điều tra vòng 1 năm 2007 cũng được sử dụng để chọn mẫu cho NC GK (2009) và NC SCT (2012).

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 52)