Về hành vi nguy cơ và thực hành phòng chống HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 125 - 129)

Quan h tình dc và s dng BCS

Trung vị tuổi QHTD lần đầu là 20 tuổi (10-38) ở NC này. Tuổi QHTD sớm hay tuổi kết hôn sớm ảnh hưởng tới vấn đề an toàn tình dục vì họ còn chưa nhận biết hoặc hiểu thấu đáo nguy cơ lây nhiễm bệnh hoặc sức khỏe sinh sản. Một thống kê của Viện dân tộc cũng cho thấy: tỷ lệđang/đã có vợ chồng dưới tuổi kết hôn theo quy định (nam

dưới 20 tuổi, nữ dưới 18 tuổi) của người dân tộc Thái là 9,5% cao hơn tỷ lệ chung của

các nhóm DTTS (8,4) cao hơn hẳn nhóm người Kinh (1,4%). Đặc biệt tỷ lệ kết hôn

dưới 16 tuổi của nữ dân tộc Thái là 4,7% và nam DTTS là 1,4%. [78].

NC 2007 cho thấy chỉ có 0,2% ĐTNC có QHTD ngoài hôn nhân. 8% ĐTNC đã từng QHTD có sử dụng BCS trong QHTD lần gần nhất (bao gồm cả QHTD vợ/chồng/người yêu và QHTD ngoài hôn nhân). Nhìn chung, đối với người dân tộc

Thái tại địa bàn NC ít có QHTD ngoài hôn nhân. Tỷ lệngười đã từng QHTD ngoài hôn nhân của người Thái ở địa bàn NC thấp hơn kết quả một số NC của tác giả Nguyễn Thanh Long và cộng sự trong các NC về kiến thức, thái độ và hành vi nguy cơ lây

nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS: tỷ lệ QHTD ngoài hôn nhân ở các nhóm dân tộc Dao, Mông tại Yên Bái và Lai Châu [34], [35], [36], [37], [55], [56]. Các tập quán như

“chọc sàn”, “ngủ thăm” ởngười Thái ngày nay ít dần ở 2 huyện NC mà chỉ còn ở một số vùng khác. Các ý kiến tại các cuộc TLN dân cư người Thái ở xã Lóng Sập hay

người Dao, Mông xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, Sơn La năm 2009 đều thể hiện “Quan hệ tình dục trước hôn nhân không cấm kị, hiện tượng tảo hôn còn nhiều: nam 17- 18, nữ 15-17, ởngười Mông còn sớm hơn “lớn lên đến tuổi biết thích” là lấy nhau về làm chồng làm vợ và bắt đầu có con”. Hiện tượng hôn nhân trực hệ cũng còn phổ biến ở người Mông, người Dao [15].

Một tỷ lệ không nhỏ người trả lời (6/8 người) ở TLN tại 2 xã NC tại huyện

Quan Hóa năm 2009 vẫn chưa nhận thức được tác dụng của BCS trong việc phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Họ cho rằng “Nam giới trong quan hệ tình dục với vợ

hoặc người tình thường không thích dùng BCS do quan niệm dùng BCS là xấu, chỉ

dùng khi có quan hệ với gái mại dâm, và cũng do sợ làm giảm khoái cảm. Quyền quyết

định dùng BCS hay không vẫn thuộc về nam giới.”

Ý kiến trong PVS phó Chủ tịch huyện Quan Hóa cho rằng“...hoạt động mại dâm tại Quan Hóa phải khảng định hiện tại là không có tụ điểm, không có ổ mại dâm. Do vậy riêng Quan Hóa có thể có PNMD đi hoạt động nơi khác thì mình không kiểm

soát được… Thực sự mà nói, bây giờ văn hóa du nhập vào trong địa bàn này rất là nhiều, kèm theo ởđây còn có tục là quan hệ trước hôn nhân, nhận thức của các cháu cũng như là gia đình chưa được hiểu rõ lắm về luật hôn nhân gia đình do đó quan hệ trước hôn nhân hoặc là tảo hôn thì ởđây vẫn có”. Tỷ lệ nam giới báo cáo có QHTD với PNMD cũng rất thấp, có thể là do tại các địa bàn này dịch vụ mại dâm không sẵn

có hay do mức thu nhập thấp, nghèo nên không đủ tiền đi mua dâm. Hầu hết PNMD ở

các thôn bản DTTS đều đi làm ăn ở nơi khác xa nhà, vùng thành thị và thỉnh thoảng mới về thăm gia đình và do đó điều tra không tiếp cận được. Đây là nghiên cứu cắt ngang trên quần thể dân cư bình thường sống ở địa bàn kinh tế khó khăn, do đó việc tiếp cận được các đối tượng nữ thanh niên đi đến các vùng thành thị khác liên quan đến

thương mại tình dục để tìm hiểu nguy cơ là hết sức khó khăn. Phóng sự điều tra của Báo Nông nghiệp Việt Nam, (Sơn nữ và cạm bẫy, 2/11/2012) cho thấy: “Nghèo đói,

lạc hậu nên phần lớn thiếu nữ ở vùng cao Quế Phong (Nghệ An) cứ lớn lên là bỏ làng, bỏ bản mà đi. Ông Bí thư Đảng ủy xã chia sẽ: các cô gái bản đi xuống các thành phố

thì phần lớn làm gái mại dâm. 13 thôn bản trong xã đều có thiếu nữ bỏ làng đi, ít hay

nhiều mà thôi”. Chị Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Châu Thôn, Quế Phong, Nghệ An nói: “Na Tỳ là nơi có nhiều thiếu nữ bỏ bản làng, độ khoảng hai ba chục cô. Ngoại trừ

những em còn đang trong độ tuổi đi học, thì Na Tỳ hầu như không có thiếu nữở nhà”.

So với kết quả một số NC ởnhóm dân cư khác thì tỷ lệ sử dụng BCS của người Thái trong NC 2007 còn rất thấp: NC của Nguyễn Thanh Truyền (2006) về kiến thức

thái độ và hành vi thực hành phòng chống HIV/AIDS của nam ngư dân bắt cá xa bờ tại tỉnh Bình Định [43] cho thấy: 70,6% có QHTD với bạn tình thường xuyên trong 12 tháng qua, trong đó 38,5% có dùng BCS lần gần nhất. Có 18,9% người có QHTD với PNMD trong 12 tháng qua, trong đó 86,8 có sử dụng BCS trong QHTD lần gần nhất (13,2% không sử dụng BCS). Có 6,3% người có QHTD với bạn tình ngẫu nhiên trong 12 tháng qua, trong đó 20,8% không sử dụng BCS trong QHTD lần gần nhất. Và

89,6% người biết nơi có thể nhận được BCS. NC của tác giả Hà Thị Lãm [24] cho thấy thủy thủ ở các cơ sở vận tải và đánh bắt cá tại Thái Bình vừa QHTD với PNMD và QHTD với vợ hay người yêu mà không dùng BCS thường xuyên (64%). Như vậy nếu

đối tượng bị lây nhiễm HIV sẽcó nguy cơ lây cho vợ và vợ mang thai lây cho con.

Cũng giống như tình hình dịch tễ học HIV/AIDS trên toàn quốc, sử dụng và TCMT là nguyên nhân chủ yếu làm lan truyền HIV tại địa bàn NC. Báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa, số liệu lập bản đồnhóm NCMT ước tính có khoảng 500 người ở huyện Quan Hóa, đứng thứ 3 toàn tỉnh [16], [17]. Tuy nhiên tại 4 xã điều tra, sốĐTNC báo cáo có NCMT là 15 người (NC 2007), có thể có một số đối

tượng NCMT đã đi tập trung cai nghiện hoặc vì lý do nào đấy nên họ tránh mặt không tham gia phỏng vấn hoặc ngại không thừa nhận.

4.1.4. Về tỷ lệ nhiễm HIV.

Nghiên cứu năm 2007 phát hiện 27/742 trường hợp nhiễm HIV (3,6%), trong đó

huyện Quan Hóa chiếm tới 88,8%. Nam giới nhiễm HIV chiếm 85,2% và nữ giới 14,8%, lứa tuổi 15-24 chiếm 59,26%. Theo Tổ chức Y tế thế giới và UNAIDS thì tỷ lệ

hiện nhiễm HIV trong cộng đồng cao hơn 1% được coi là dịch toàn thể đòi hỏi những phó tích cực, can thiệp rộng khó, giải pháp đồng bộ mới ngăn chặn kịp thời nguy cơ lây

nhiễm.

Phân tích đa biến cho thấy, nhiễm HIV trong NC 2007 có liên quan chặt chẽ tới NCMT, tỷ lệ người có HIV(+) có NCMT là 48,1%, và không NCMT là 51,9%, chỉ có 02 trường hợp (0,3%) khai báo có NCMT nhưng không nhiễm HIV (χ2=367,25; p<0,0001).

Số liệu phân tích trên cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm đồng bào Thái tại

địa bàn NC cao tương đương với một số nhóm nguy cơ cao như nhóm PNMD hay

NCMT tại một số tỉnh, thành phố. Nguy cơ HIV đã lây lan sang vợcon người NCMT

và đây là một báo động ở cả một số nhóm DTTS khác như NC của tác giả Nguyễn Thanh Long 2006 đã cảnh báo [32], [33], [41], [55].

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)