Kết quả chương trình can thiệp giảm hại và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 131 - 132)

Theo kết quả thu thập số liệu thứ cấp tại 2 huyện NC, sốngười NCMT được tiếp cận truyền thông trực tiếp và phân phát BKT, BCS hàng năm đạt trung bình 500 người (>80%), bao phủ hầu hết số đối tượng NCMT trên địa bàn, trung bình mỗi NCMT

được GDVĐĐ tiếp cận hàng tháng từ 16-20 lần. Các kênh phân phát BKT, BCS là CTV (y tế xã/thôn bản), GDVĐĐ, các điểm cấp phát BKT tự động (nhà y tế bản,

trưởng bản và một số bản xa có điểm BKT tại nhà nương rẫy). Vì vậy số người nhận

được BKT sạch trung bình 60 cái/tháng. Số người NCMT được tư vấn xét nghiệm HIV

dao động hàng năm từ 100-300 người. Tại 2 huyện không có tụ điểm mại dâm, tuy nhiên số đi làm mại dâm từ nơi khác về cũng được tiếp cận phát tài liệu truyền thông, BCS, khoảng 10-20 người/năm.

Số người được tiếp cận VCT cũng tăng lên đáng kể, từkhông có người nào năm

2007 tăng lên 256 người năm 2009 và đều đặn tăng lên 1.413 người năm 2012 và tại huyện Quan Hóa đã thí điểm mô hình VCT lưu động. Kết quả mô hình này đã được Dự

án, Cục Phòng chống HIV/AIDS và Trường đại học Y tế công cộng đánh giá là rất hiệu quả về mặt chuyên môn, chủ động tiếp cận cộng đồng cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhân dân vùng sâu vùng xa với hơn 90% người dân đã sử dụng dịch vụ hài lòng, tiết kiêm chi phí [18]. Vì vậy tỷ lệ người từng xét nghiệm HIV trong cộng đồng người Thái tại địa bàn NC tăng từ 3% năm 2007 lên 22,8% năm 2012.Đặc biệt số phụ nữ đi khám thai được xét nghiệm HIV tăng từ5% năm 2007 lên 69,1% năm 2012.

Kết quả NC 2012 của NC này cao hơn so với kết quả Điều tra Đánh giá Các

Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ Việt Nam năm 2011 của Tổng cụ thống kê, UNICEF và UNFPA: trong nhóm phụ nữ tuổi từ 15-49, tỷ lệ phụ nữ biết nơi xét nghiệm HIV 61,1%; Tỷ lệ phụ nữđã từng xét nghiệm HIV và biết kết quả chỉ là 6,6%;

Kết quả 3 vòng điều tra định lượng cho thấy, số ĐTNC nhận được các hỗ trợ

can thiệp tăng dần qua các năm, tỷ lệ người DTTS nhận được BCS tăng từ 21,9% năm 2007 lên 49,8% năm 2012; được khám chữa bệnh STI tăng từ 12% năm 2007 lên 30,4% năm 2012.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 131 - 132)