TIẾN HÀNH CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 54)

Mô hình can thiệp sử dụng 9 nhóm biện pháp thích hợp với đặc tính của người dân tộc thiểu số, nội dung bao gồm:

(1) Tăng cường kiến thức cho người DTTS về phòng chống lây nhiễm HIV. Tổ chức truyền thông trực tiếp bằng cách kết hợp với cuộc họp thường xuyên tại các thôn bản. Cộng tác viên và các giáo dục viên đồng đẳng sẽ thực hiện các hoạt động này

đến từng thôn bản (1 lần/quý).

(2) Tăng số lượng cán bộ y tế là người DTTS và lựa chọn họ để đào tạo chuyên nghiệp về phòng chống HIV/AIDS. Các cộng tác viên là y tế xã, y tế thôn bản đã

được đào tạo hình thành mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu.

(3) Thực hiện các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức về dự phòng HIV. Những hoạt động này được tiến hành thường xuyên thông qua các kênh thích hợp. (4) Cải thiện và cung cấp các trang thiết bị, vật liệu truyền thông: tranh ảnh, tờ rơi,

áp phích… với các thông điệp dễ hiểu và dễ nhớ, gần gũi với văn hóa và tập quán

(5) Tăng cường truyền thông bằng lời nói: lựa chọn người trong cộng đồng các thôn bản để đào tạo về HIV/AIDS và truyền thông, sau đó họđi tuyên truyền thông qua giao tiếp với người dân như già làng, trưởng bản qua các cuộc họp thôn bản.

(6) Tăng cường khả năng tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng/ chương

trình truyền thông liên quan đến HIV: bao gồm việc tuyên truyền và hướng dẫn bà

con xem tivi, nghe đài, đọc báo có nội dung liên quan tới HIV/AIDS.

(7) Xây dựng các kênh phân phối bao cao su hợp lý: Để cải thiện các trở ngại trong truyền thông và phân phối, tạo điều kiện cho người Thái tiếp cận với BCS, cách phân phối BCS đã được thực hiện ở cấp thôn bản phối hợp với hai tổ chức xã hội: Hội Phụ nữ và Hội nông dân.

(8) Xây dựng và duy trì mô hình tư vấn xét nghiệm (VCT) lưu động cho các địa bàn vùng sâu vùng xa. Mô hình này được thực hiện tại huyện Quan Hóa. Quy trình hoạt

động của đội VTC lưu động gồm các bước chính như sau: (1) Lập kế hoạch (cấp huyện); (2) Tuyên truyền về dịch vụ VCT: trong vòng 1 tuần trước ngày làm việc của đội VCT lưu động tại xã; (3) VCT lưu động đầy đủ: làm đăng ký, tư vấn trước XN, lấy máu, xét nghiệm (test nhanh tại chỗ), trả kết quả và tư vấn cho khách hàng kết quả XN âm tính, và (4) VCT lưu động rút gọn (sau 1 tuần): trả kết quả và tư vấn cho khách hàng có kết quả XN dương tính (bằng test nhanh tại chỗ) được hẹn quay lại nhận kết quả. [18]

(9) Giảm kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS: Các hoạt động truyền thông và hành động để để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đã được thực hiện ở

các xã nghiên cứu lồng ghép với mô hình “truyền thông dựa vào cộng đồng” phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả cao.

Các hoạt động can thiệp phòng chống HIV/AIDS cho đồng bào DTTS ở Việt

nam được sử dụng cho đề tài được dựa trên các hướng dẫn chương trình can thiệp quốc gia nhưng điều chỉnh cho phù hợp với đặc tính của người DTTS và địa bàn nghiên cứu là khu vực miền núi, đi lại khó khăn và là vùng kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu. Đồng thời, các chương trình không triển khai đơn lẻ mà áp dụng đồng bộ

hàng loạt các hoạt động phối hợp các chương trình với nhau, bao gồm:

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)