Chương trình can thiệp giảm tách ại

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

2.5.5.1. Chương trình BCS:

Xây dựng các kênh phân phối BCS hợp lý: Để cải thiện các trở ngại trong truyền thông và phân phối, tạo điều kiện cho người Thái tiếp cận với BCS, cách phân phối BCS đã được thực hiện ở cấp thôn bản phối hợp với hai tổ chức xã hội: Hội Phụ nữ và Hội nông dân. Sự tham gia của hai tổ chức này là cần thiết vì nó làm cho cả nam giới và phụ nữ cảm thấy thoải mái và ít ngại ngùng hơn khi họ muốn yêu cầu BCS. Mặt khác, quan niệm sai lầm của người dân về BCS được thay đổi dần.

Chương trình khuyến khích sử dụng BCS: Đây là chương trình dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả với chi phí thấp. Người ta tính rằng, nếu 1 triệu BCS được bán và sử dụng trên thị trường thì đã dự phòng cho 30 đến 50 trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS. Chương trình BCS không chỉ đơn thuần là việc cung cấp sử dụng BCS mà nó bao gồm nhiều thành tố từ việc nâng cao nhận thức của người dân về chương

trình này, phân phối BCS, giáo dục đồng đẳng và khám chữa bệnh STIs.

Chương trình khuyến khích sử dụng BCS được áp dụng cho các đối tượng có hành vi tình dục nguy cơ như PNMD và bạn tình của họ. Chương trình này không chỉ triển khai cho đồng bào dân tộc Thái nói riêng, tuy nhiên tại một số địa bàn nghiên cứu có tình hình hoạt động ma túy, mại dâm phức tạp như các xã của huyện

Quan Hoá, các đối tượng ma túy hiện đang sinh sống tại cộng đồng khá đông

khoảng trên dưới 700 người, mại dâm thường không hoạt động tại địa bàn mà đi qua

khu vực cửa khẩu, sang biên giới nước Lào hoặc đi đến các tỉnh khác nên rất khó kiểm soát

Số lượng BCS cấp cho GDVĐĐ và CTV để phân phát cho PNMD do Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS mua và cấp dựa trên ước tính số lượng PNMD trên địa bàn sử dụng trung bình mỗi ngày 2 BCS.

2.5.5.2. Chương trình BKT:

Chương trình trao đổi BKT: Được thực hiện cho các địa bàn có người NCMT, mục đích làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích chung

Hàng năm Trung tâm Phòng chống AIDS Thanh Hóa làm đầu mối chung của toàn tỉnh, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của người NCMT về loại BKT họ thường

dung (1ml, 3ml) để mua và cấp. Sốlượng BKT thường được tính và cấp về cho mỗi huyện dựa trên số lượng ước tính nhóm NCMT có trên địa bàn huyện. Thông

thường ước tính mỗi người NCMT sử dụng 2 BKT/ngày, qua đó sẽ cấp đủ số lượng BKT cần thiết cho các huyện.

Việc triển khai chương trình trao đổi BKT cũng được thực hiện theo nhiều

cách khác nhau như thông qua việc phân phát của GDVĐĐ, hoặc thông qua đội ngũ CTV. Đến năm 2009, ngoài các hình thức trên, BKT được đặt tại một số hộp cốđịnh tại các vùng tụđiểm thuận lợi đểngười NCMT có thể tựđến lấy bất kể lúc nào trong ngày.

Việc thu nhặt và tiêu hủy BKT bẩn cũng được nhóm NC chú trọng và hướng dẫn, đào tạo cho đội ngũ GDVĐĐ và CTV

2.5.5.3. Chương trình giáo dục viên đồng đẳng

GDVĐĐ là việc tuyển dụng một nhóm người đã từng là PNMD, hay từng NCMT, những người có cùng cảnh ngộ thành một nhóm để giáo dục cho các đối

tượng cùng cảnh ngộ về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Nhóm này chịu trách nhiệm tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về phòng chống AIDS, phân phát tài liệu truyền thông và BCS hay BKT...

Theo hướng dẫn quốc gia mỗi GDVĐĐ chịu trách nhiệm tiếp cận và phân phát BKT hoặc BCS cho khoảng 30 PNMD hoặc NCMT, tuy nhiên, với địa bàn khu vực miền núi phức tạp như Quan Hóa và Lang Chánh, 25 PNMD hoặc NCMT cũng

được chấp nhận. Dựa trên nhu cầu về quản lý số lượng PNMD và NCMT tại địa bàn, tại hai huyện đã tuyển chọn được 25 GDVĐĐ.

Chương trình GDVĐĐvà chương trình khuyến khích sử dụng BCS luôn được song song triển khai và áp dụng cho đối tượng có nguy cơ cao. Cũng như chương

trình khuyến khích sử dụng BCS, những đồng bào Thái trong địa bàn các huyện, xã can thiệp tỉnh Thanh Hóa sẽ được tham gia chương trình, khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)