Dịch tễ học HIV/AIDS tại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 31)

Từ ca nhiễm đầu tiên phát hiện ở Thanh Hóa năm 1995 tại huyện Đông Sơn, tính đến cuối năm 2012, sốngười nhiễm HIV còn sống của toàn tỉnh là 5.089 người, số

bệnh nhân AIDS còn sống là 2.340 và số người tử vong do AIDS là 1.000 người. Trong 10 huyện có số nhiễm HIV cao nhất là Thành phố (1.678), Quan Hóa (593), Thọ Xuân (420), Mường Lát (409), Quảng Xương (313), Bỉm Sơn (236), Tĩnh Gia (222), Bá Thước (204), Sầm Sơn (169), Hà Trung (159), HIV có mặt tại 100% huyện, thị xã, thành phố; 86,8% (551/637) xã, phường. [16], [17]. Trước năm 2005, các ca nhiễm

HIV được phát hiện hàng năm chỉdưới 300 người. Từnăm 2006 đến 2010 số phát hiện mới nhiễm HIV công khai danh tính trên địa bàn toàn tỉnh liên tục tăng theo năm, tăng

từ 459 trường hợp năm 2006 đến 771 trường hợp trong năm 2008. Từ năm 2009 số

Nhiễm HIV vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 20-39 chiếm gần 90% số ca nhiễm HIV.

Tỷ lệ nhiễm HIV phân bổtheo đường lây từnăm 2007-2012

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ nhiễm HIV phân bổtheo đường lây từ 2007-2012 tại Thanh Hóa

Hình thái lây truyền HIV/AIDS qua đường máu giảm dần từnăm 2007 với 75% số nhiễm là lây nhiễm qua đường máu giảm xuống 46,8% vào năm 2012, ngược lại lây nhiễm HIV/AIDS qua QHTD không an toàn có chiều hướng gia tăng từ 23,8% vào

năm 2007 lên tới 51,9% vào năm 2012. Chiều hướng này cũng được làm rõ thêm khi phân tích tỷ lệ nhiễm HIV phân bổ theo giới (tỷ lệ nhiễm HIV trong nữ tăng dần từ 19,6% năm 2007 lên tới 28,1% vào năm 2012) và phân tích tỉ lệ giám sát trọng điểm [16], [17]. 75.2 73.3 59.2 52.6 46.7 46.8 23.8 24.9 38.5 43.5 49.6 51.9 1.0 1.8 2.3 3.9 3.7 1.3 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT và PNMD qua giám sát trọng điểm

Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD giảm

chưa rõ nét như tỷ lệ này trong nhóm NCMT giảm mạnh từ 32,2% năm 2007 xuống còn 11% năm 2012.

Tuy nhiên diễn biến của dịch vẫn còn phức tạp: Theo số liệu của Công an tỉnh và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, số lượng người NCMT toàn tỉnh vẫn tiếp tục

tăng: năm 2007 có 2.929 người nghiện ma túy; năm 2010 có 4.044 người và đến tháng

6/2012 có 5.395 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 31)