Việc triển khai hoạt động can thiệp tại cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số
là công việc khó khăn, phải thực hiện tốt từ việc vận động được sự ủng hộ của chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã, và cả những người có uy tín tại địa phương như già làng trưởng bản đến việc tổ chức và vận động được đối tượng đích tham gia vào các
hoạt động can thiệp giảm hại.
Hoạt động can thiệp giảm hại còn gặp khó khăn như Giáo dục viên đồng đẳng
người DTTS trình độ thấp, điều kiện địa hình khó khăn, thường xuyên biến động và hầu hết vẫn còn sử dụng ma túy. Các Giáo dục viên đồng đẳng thường xuyên được tập huấn, nhưng do trình độ thấp và hay thay đổi nên hiệu quả của chương trình can thiệp
chưa cao.
Kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn nặng nề. Nhiều gia đình vẫn giấu và không công nhận tình trạng nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS của con em mình.
Hình thức truyền thông hiệu quả ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng DTTS là truyền thông dựa vào cộng đồng, tuy nhiên năng lực và kỹnăng của các cộng tác viên/tuyên truyền viên, y tế xã/thôn bản còn yếu, đào tạo và tập huấn cho mạng lưới này là một quá trình kiên trì.
Tài liệu truyền thông như tờ rơi hay tranh ảnh cho đồng bào Thái cũng đã thử
nghiệm trên cộng đồng để chọn ra bản thích hợp nhất, tuy nhiên các hình ảnh trực quan vẫn còn một số thiếu sót và NC cũng chưa kiểm tra sự “tồn lưu” các tài liệu truyền thông trong các hộgia đình.
NC cũng cho thấy chỉ sử dụng ngôn ngữ DTTS khi truyền thông trực tiếp, tại các buổi họp dân bản và các hình thức truyền thông thông qua phim ảnh, kịch có thể sử
dụng cả 2 thứ tiếng. Còn đối với tranh ảnh trực quan, bắt buộc phải là hình ảnh người DTTS ở vùng đó. Tuy nhiên để tránh hiểu nhầm, cần vừa diễn đạt đúng các nội dung một cách khoa học, vừa phù hợp về văn hoá của cộng đồng, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ
và dễ thực hiện. Qua nghiên cứu định tính PVS tại huyện NC, mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng được bà con ưa thích và chấp nhận nhất.
Như vậy theo thời gian, sựgiao lưu văn hóa, kinh tế, sự phát triển của xã hội nói chung và cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng ít nhiều có ảnh hưởng đến phòng chống
HIV/AIDS. Đã và đang có sự thay đổi về sinh kế, về những quan niệm, gia tăng các
mối quan hệnguy cơ và biến đổi văn hóa truyền thống [74].
Là khu vực miền núi, biên giới địa hình phức tạp, giao thông và kinh tế khó
khăn, dân cư thưa, dân trí thấp, có nhiều dân tộc sinh sống, nhiều phong tục còn lạc hậu, giao lưu khu vực biên giới luôn xẩy ra và dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Hầu hết
các gia đình người Thái tại địa bàn NC còn nghèo hoặc cận nghèo, tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới của Chính phủ là 43%. Do đó vì bận làm việc nương rẫy kiếm ăn hàng
ngày nên hạn chế việc tiếp cận các can thiệp phòng chống cũng như các dịch vụ y tế. “Phần lớn phụ nữ dân tộc Thái ở đây ít tham gia và tiếp cận các hoạt động xã hội, vì vậy họ thường thụ động trong việc áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV,
đặc biệt việc sử dụng BCS trong QHTD, phần nào làm ảnh hưởng và làm gia tăng lây