Thái độ đối với HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 137 - 139)

Cùng với sự thay đổi về kiến thức HIV, thái độ của người dân cũng đã có những

thay đổi tích cực có ý nghĩa thống kê: Tỷ lệ người không kỳ thị sợ lây nhiễm HIV đạt 87,6% và tăng bình quân từnăm 2007-2012 là 53,5% (p<0,001) (nhóm 1); Tỷ lệ người không kỳ thị đổ lỗi phán xét đạt 56% và tăng bình quân từ năm 2007-2012 là 29,5% (p<0,001) (nhóm 2); Thái độ không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đạt 84,5% và tăng bình quân từnăm 2007-2012 là 143% (p<0,001). Các chỉ số trên đã cho thấy sau quá trình can thiệp, sự kỳ thị phân biệt đối xử cũng đã giảm đáng kể. Theo chỉ

với HIV/AIDS (gồm nhóm 1 và 2 trên) của người dân tộc Thái tại địa bàn NC đã tăng

từ 16,8% năm 2007 lên 41,9% năm 2009 và lên 49,9% năm 2012 với 2=195,03; p<0,001 và tốc độtăng bình quân 84,2% trong giai đoạn 2007-2009-2012.

Các yếu tảnh hưởng đến thái độ HIV/AIDS.

Thái độ không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV của nhóm

ĐTNC chịu tác động từ nhiều nguồn thông tin truyền thông (gián tiếp, trực tiếp) và ảnh

hưởng bởi vốn kiến thức về HIV/AIDS của họ. Thái độ không kỳ thị sợ lây nhiễm chịu

tác động tích cực từ nguồn thông tin đại chúng (OR=4,7), qua tờrơi (OR=2,7), qua các

cuộc hội họp thôn bản (OR=5,4) và qua cán bộ y tế (OR=2,3). Đặc biệt người có kiến thức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV (OR=1,6), người có kiến thức phản đối quan niệm sai lầm về HIV/AIDS (OR=3,7) và người có hiểu biết các dịch vụ y tế phòng chống HIV (OR=6,7). Thái độ không kỳ thịđổ lỗi phán xét chịu tác động tích cực từ

nguồn thông tin đại chúng (OR=1,5), cuộc họp thôn bản (OR=1,3) và đặc biệt là truyền thông trực tiếp của cộng tác viên, tuyên truyền viên thôn bản (OR=3,5). Người có kiến thức đúng về HIV cũng có thái độ không đổ lỗi, phán xét. Thái độ không phân biệt đối xử do tác động tích cực nhiều từ các nguồn thông tin đại chúng (OR=7,0), người xem tờ rơi (OR=4,3); và người có kiến thức đúng về HIV cũng không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV (OR=4,3 đến 5,7). Nhìn chung các biện pháp truyền thông đa

dạng cũng tạo điều kiện tối đa cho việc tiếp cận của người DTTS trong hoàn cảnh khó

khăn. Dẫu vậy biện pháp truyền thông trực tiếp vẫn là yếu tố nổi trội và có hiệu quả rất cao tại các địa bàn này. Các yếu tố như tuổi, giới hay học vấn không có ảnh hưởng rõ rệt đến thái độđối với HIV/AIDS của người dân tộc Thái tại địa bàn trong NC này.

Khác với kết quả NC của tác giả R. fakolade, S. B. Adebayo, J. anyanti and A. Ankomah (2007) về tác động của chiến dịch truyền thông đại chúng và hỗ trợ xã hội

đối với dịch HIV: Tiếp xúc với phương tiện truyền thông đại chúng về các vấn đề

phân biệt đối xử người nhiễm (p <0,001) [92] (đối với khu vực có điều kiện thực hiện truyền thông đại chúng).

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả mô hình can thiệp phòng lây nhiễm HIV trong nhóm dân tộc thái 15 49 tuổi tại hai huyện thuộc tỉnh thanh hóa (Trang 137 - 139)