D. Phương tiện dạy học
E. Tình huống học tập vật lý
Hoạt động 1: cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi 1. Tình huống cơ bản
- Số bội giác kính lúp chỉ khoảng vài chục, do đó muốn quan sát những vật rất nhỏ như tế bào, vi trùng, … thì không thể sử dụng kính lúp được. Như vậy, chúng ta cần một dụng cụ quang khác có số
bội giác lớn hơn so với của kính lúp. Học sinh đã biết dụng cụ quang này có tên gọi là kính hiển vi, tuy nhiên lại chưa biết cấu tạo của kính hiển vi như thế nào. Hãy thiết kế mô hình kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ. Tình huống này buộc học sinh phải nắm vững kiến thức thấu kính và kính lúp, ngoài ra tạo điều kiện cho học sinh suy luận, sáng tạo đưa ra mô hình cấu tạo kính hiển vi.
- Nếu học sinh không tự luận suy luận được thì giáo viên định hướng tiếp theo bằng cách cung cấp thêm dữ kiện
- Hãy lựa chọn một thấu kính thích hợp kết hợp với kính lúp để tăng số bội giác của hệ quang cụ
- Dụng cụ quang kết hợp với kính lúp phải có tác dụng tạo ra ảnh lớn hơn vật nhiều lần, sau đó qua kính lúp tạo ảnh cuối cùng có góc trông lớn. Như vậy dụng cụ quang này là thấu kính hội tụ (vật kính), vật được đặt cách thấu kính một khoảng lớn hơn tiêu cự nhưng gần tiêu điểm vật để tạo ảnh thật lớn hơn vật nhiều lần, do đó tiêu cự của thấu kính này nhỏ. Thị kính chính là một kính lúp, khoảng cách giữa hai kính được đặt cốđịnh ở một giá trị thích hợp. Khi sử dụng, ta điều chỉnh khoảng cách từ
vật đến vật kính cho đến khi mắt quan sát rõ ảnh.
3. Phát hiện kiến thức mới
- Kính hiển vi có cấu tạo gồm 1 thấu kính hội tụ (vật kính) và 1 kính lúp (thị kính) đặt đồng trục, cách nhau 1 khoảng không đổi. Khi ngắm chừn g, ta điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính
4. Kiểm chứng
- Mô hình kính hiển vi trên được đưa ra dựa trên suy luận tương tự từ mô hình kính lúp nên có thể
có sai lầm, do đó cần phải được kiểm chứng. Do trong phòng thí nghiệm không có các thấu kính tiêu cự nhỏ nên ta tạm sử dụng hai thấu kính hội tụ L1 có f1=5cm và L2 có f2=10cm. L2 được sử dụng như
kính lúp.
- Dựa vào mô hính kính hiển vi trên, hãy sử dụng hai thấu kính như 1 kính hiển vi để đọc số liệu trên một tụ điện. So sánh góc trông ảnh của kính hiển vi trong trường hợp này với góc trông ảnh khi quan sát bằng kính lúp (L2)
- Nội dung kiểm chứng nhằm giúp cho học sinh thấy mô hình kính hiển vi trên có khả năng tạo
ảnh có góc trông lớn, do không có thấu kính tiêu cự rất nhỏ dùng làm vật kính nên số bội giác của kính hiển vi trên không lớn, khoảng 7,5 lần (so với kính lúp là 2,5 lần)