Tình huống học tập vật lý 1.Khái niệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 30 - 32)

- Các khái niệm, đại lượng, phương trình lý thuyết

1.4.3.Tình huống học tập vật lý 1.Khái niệm

1.4.3.1. Khái niệm

Tình huống học tập là những tác động dưới mọi hình thức của giáo viên vào học sinh nhằm chỉ ra mục đích hành động, cung cấp những dữ kiện cần thiết cho học sinh, tạo các điều kiện, tạo hứng thú để

họ có thể dựa vào đó tự lực hành động trong một lĩnh vực nào đó. Lưu ý rằng, giáo viên chỉ cung cấp

điều kiện và có thể gợi ý, không cung cấp phương thức hành động hoặc dẫn dắt hành động cụ thể. Những tình huống này phải phù hợp với logic nhận thức của học sinh (phù hợp với trình độ nhận thức, với các kinh nghiệm và kiến thức hiện có …).

Một tình huống vật lý có thểđược mô tả như sau:

 Nó là tập hợp các tác động vật thể, mô hình hoặc tinh thần do giáo viên tổ chức nhằm đến học sinh với mục đích cho họ tiếp nhận giải quyết vấn đề vật lý, tạo được tâm lý hưng phấn và các điều kiện ở các mức độ khác nhau nhằm giúp học sinh hành động giải quyết vấn đề.

 Vấn đề là một nhiệm vụ nhận thức mà học sinh không thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần bằng các kiến thức, kỹ năng, phương thức hành động đã có, mà phải tìm tòi sáng tạo mới giải quyết được và khi giải quyết được thì học sinh thu được những kiến thức, kỹ năng, phương thức hành động mới. Tình huống học tập là tình huống trong đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết mà học sinh cảm thấy với khả

năng của mình thì hi vọng có thể giải quyết được nên kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh. Để giải quyết vấn đề, học sinh phải tìm tòi, sáng tạo những tri thức mới, phương thức hành động mới.

Các kiểu tình huống học tập tạo được tâm lý hưng phấn, kích thích hoạt động nhận thức tích cực của học sinh:

- Tình huống lựa chọn: học sinh ở trạng thái cân nhắc, suy nghĩ, khi cần lựa chọn một phương án thích hợp nhất trong những điều kiện xác định để giải quyết vấn đề (tức là cần lựa chọn mô hình vận hành được).

- Tình huống bất ngờ: học sinh ở trạng thái ngạc nhiên khi gặp cái mới lạ, chưa hiểu vì sao, cần biết căn cứ lí lẽ (tức là cần một mô hình mới).

- Tình huống bế tắc: học sinh ở trạng thái túng bí, khi chưa biết làm thế nào giải quyết được khó khăn gặp phải, cần có cách giải quyết (tức là cần một mô hình mới).

- Tình huống không phù hợp: học sinh ở trạng thái băn khoăn, nghi hoặc khi gặp sự kiện trái ngược với kết quả có thể rút ra được từ căn cứ lí lẽđã có, do đó cần xét lại để có căn cứ lí lẽ thích hợp hơn (tức là cần mô hình thích hợp hơn).

- Tình huống phán xét: học sinh ở trạng thái nghi vấn khi gặp các cách giải thích với các căn cứ lí lẽ khác nhau, cần xem xét, kiểm tra các căn cứ lí lẽđó (tức là cần kiểm tra, hợp thức hoá các mô hình

đã được đề cập).

- Tình huống đối lập: học sinh ở trạng thái bất đồng quan điểm, khi gặp một cách giải thích có vẻ

logic, nhưng lại xuất phát từ một căn cứ lí lẽ sai trái với căn cứ lí lẽđã được chấp nhận, cần bác bỏ căn cứ lí lẽ sai lầm để bảo vệ căn cứ lí lẽđã chấp nhận (tức là bác bỏ mô hình không hợp thức, bảo vệ mô hình hợp thức).

 Về bản chất, tình huống vật lý là một bài toán, đó là một hệ thống thông tin bao gồm hai bộ

cách tường minh hoặc tiềm ẩn có liên quan tới bài toán. Bộ phận thứ hai là yêu cầu bao gồm những thông tin mà bài toán đòi hỏi phải tìm ra cho việc giải bài toán. Việc giải bài toán xét cho cùng là sự đối chiếu các điều kiện với các yêu cầu của bài toán. Một tình huống càng ít điều kiện và nhiều yêu cầu thì càng phức tạp. Sự phức tạp hay đơn giản của tình huống còn phụ thuộc vào sự thể hiện tường minh hay tiềm ẩn của các điều kiện.

Tình huống học tập có độ khó thấp nhất là bài toán trong đó có nêu rõ tất cả các dữ kiện được gọi là “bài toán có vấn đề”. Để giải quyết bài toán này chỉ cần xây dựng những mối liên hệ không cho sẵn trong các dữ kiện đã có, xây dựng những biến đổi của dữ kiện mà học sinh chưa biết.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 30 - 32)