Xác định mục tiêu của bài học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 39 - 40)

- Các khái niệm, đại lượng, phương trình lý thuyết

1.5.2.Xác định mục tiêu của bài học

Mục tiêu dạy học là cái đích mà giáo viên mong muốn đạt được khi dạy học một kiến thức cụ

thể. Có hai mục tiêu dạy học cụ thể cần thể hiện rõ trong việc dạy học một kiến thức cụ thể

 Mục tiêu thao tác: hành vi mà học sinh thể hiện ra được và có thể kiểm tra đánh giá được thông qua một số tiêu chuẩn cụ thể. Mục tiêu này chỉ rõ những hành động học sinh cần đạt được trong giờ

học.

 Mục tiêu nhận thức: kết quả học sinh cần đạt được sau khi học kiến thức mới (kiến thức, kỹ

năng, kỹ xảo…).

Trong luận văn này, chúng ta quan tâm đến mục tiêu thao tác, tức là phát triển những hành động học tập tích cực, sáng tạo của học sinh.

Theo tác giả Phạm Hữu Tòng, có thể phân ra 3 nhóm mục tiêu thao tác:

- Các mục tiêu nắm vững hành vi: xác định học sinh cần thực hiện được những hành vi cụ thể.

- Các mục tiêu áp dụng hành vi: xác định học sinh sử dụng các kiến thức, kỹ năng để giải bài toán mới.

- Các mục tiêu bộc lộ hành vi: xác định học sinh cần bộc lộ những hành vi gì trong một tình huống cụ thể. [25]

Theo tác giả Benjamin Bloom, có 6 mức độ của mục tiêu nhận thức:

- Nhận biết: biết các tri thức bộ phận, biết cách thức và phương tiện tiếp cận với các tri thức riêng lẻ. Khi đo mức này, ta chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại đúng điều cần hỏi. Đây là mức thấp nhất, chỉ đòi hỏi học sinh vận dụng trí nhớ.

- Thông hiểu: bao gồm cả kiến thức nhưng ở mức độ cao hơn là trí nhớ. Nó có liên quan đến ý nghĩa và các mối liên hệ của những gì học sinh đã biết, đã học. Ở mức nhận thức này không những học sinh có thể nhớ lại và phát biểu lại nguyên dạng vấn đề đã học mà còn có thể thay đổi vấn đề đã học sang dạng khác tương đương nhưng có ý nghĩa hơn đối với người học.

- Áp dụng: bao gồm việc ứng dụng các điều trừu tượng, những nguyên lý, định luật đã học vào các trường hợp đặc biệt, cụ thể.

- Phân tích: phân tích các yếu tố, các mối quan hệ, các nguyên tắc cấu trúc

- Tổng hợp: tạo ra được thông tin thống nhất, một kế hoạch hoặc một tập hợp các thao tác dự kiến

- Đánh giá: đánh giá bằng các dấu hiệu bên trong, bằng các tiêu chuẩn bên ngoài [16]

Để xác định được mục tiêu cụ thể như trên đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu chương trình, nội dung tài liệu giáo khoa để hiểu sâu sắc tri thức cần dạy, phác họa được sơ đồ tiến trình khoa học xây

dựng kiến thức. Sơ đồ này là cơ sở định hướng khái quát cho giáo viên suy nghĩ thiết kế mục tiêu dạy học cụ thể.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 39 - 40)