D. Phương tiện dạy học 1.Dụng cụ thí nghi ệ m
F. Tiến trình xây dựng kiến thức 1.Kiểm tra bài cũ:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.
HS: Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị lệch phương khi truyền quan mặt phân cách hai môi trường trong suốt khác nhau.
+ Định luật khúc xạ ánh sáng:
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và nằm phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
Khi tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tỉ số giữa sin góc khúc xạ và sin góc tới là một hằng số.
GV: So sánh độ lớn của góc tới và góc khúc xạ
HS: Tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2. Nếu n1>n2 thì i < r
n1<n2 thì i > r
GV: Xét trường hợp tia sáng truyền từ môi trường n1 sang môi trường n2 với n1>n2 thì góc tới luôn lớn hơn góc r. Có phải khi ta càng tăng góc tới thì góc khúc xạ càng tăng không?
HS: Góc khúc xạ chỉ tăng đến giá trị cực đại là 90o, lúc này tia khúc xạ nằm sát mặt phân cách. Nếu tiếp tục tăng góc tới thì tia khúc xạ biến mất, tia sáng phản xạ lại môi trường tới. Đây là hiện tượng phản xạ toàn phần.
GV: Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là gì?
HS: tia sáng truyền từ môi trường chiết quang sang môi trường chiết quang kém hơn Góc tới lớn hơn góc giới hạn với 2 1 sinigh n n 2. Tình huống mởđầu
GV: Ta đã biết trong môi trường trong suốt nhát định, ánh sáng truyền thẳng. Nếu muốn thay đổi phương truyền của tia sáng theo một hướng nhất định thì ta phải sử dụng một dụng cụ quang học. Dụng cụ này là gì? Nó làm đổi hướng của tia sáng như thế nào?
3. Tình huống cơ bản
GV: Cho học sinh xem hình dạng của lăng kính và yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo của lăng kính?
HS: Lăng kính là khối chất trong suốt, tiết diện là một tam giác
GV: Nhận xét, bổ sung định nghĩa lăng kính.
Lăng kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt không song song
Giới thiệu các yếu tốđặc trưng của một lăng kính: góc chiết quang A, chiết suất n, mặt bên, mặt đáy … Khi chiếu tia sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên AB của lăng kính theo hướng từ dưới đáy lên thì có tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên AC. Tia ló có phương như thế nào so với tia tới?
GV: Tia sáng đơn sắc là tia sáng khi đi qua các dụng cụ quang học không bị phân tích thành nhiều màu sắc khác nhau. Hãy vận dụng kiến thức khúc xạ ánh sáng để xác định đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.
Hãy nêu hiện tượng xảy ra nếu chiếu tới mặt bên lăng kính một chùm ánh sáng trắng?
HS: chùm ánh sáng trắng sẽ bị lệch phương theo hiện tượng khúc xạ ánh sáng
GV: làm thí nghiệm chiếu chùm ánh sáng trắng tới lăng kính. Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng xảy ra
HS: Tia sáng này khi qua lăng kính không bị tách thành nhiều màu khác nhau nữa.
Chiếu 1 tia sáng đơn sắc tới mặt bên của lăng kính đặt trong không khí, hãy xác định đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
HS: Tia sáng SI chiếu tới mặt bên AB sẽ bị khúc xạ. Do không khí chiết quang kém hơn chất là lăng kính nên tia IJ bị lệch về phía đáy.
Tại J, có tia ló JR ra khỏi lăng kính, tia này lệch về phía đáy của lăng kính.
5. Phát hiện kiến thức mới
GV: Nhận xét đường truyền của tia sáng qua lăng kính?
HS: Khi đi qua lăng kính, tia sáng bị lệch phương về phía đáy của lăng kính.
6. Kiểm chứng GV: đưa ra định nghĩa: