Các kiểu định hướng hành động học tập [25],[35]

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 28 - 30)

- Các khái niệm, đại lượng, phương trình lý thuyết

1.4.2.3.Các kiểu định hướng hành động học tập [25],[35]

Theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, có 6 kiểu định hướng hành động học tập như sau:

 Định hướng theo mẫu – không đầy đủ

Là kiểu định hướng, trong đó, giáo viên chỉ làm mẫu hành động mà không giải thích cách làm, học sinh chỉ theo dõi hành động của giáo viên, xem sản phẩm mẫu, còn phải tự mày mò tìm phương thức rồi hành động theo. Có thể nói, đây chỉ là những hành động bắt chước của học sinh để làm ra sản phẩm tâm lý. Tùy vào năng lực nhận thức mà học sinh có thể hành động được với các mức độ và hiệu quả khác nhau. Kiểu định hướng này không hiệu quả, tính chất và mức độ định hướng còn thấp, nên học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong hành động học tập.

 Định hướng theo mẫu – đầy đủ

Kiểu định hướng này tương tự kiểu định hướng theo mẫu – không đầy đủ, nhưng như tên gọi của nó, nó khác ở chỗ giáo viên vừa hành động mẫu vừa giải thích phương thức hành động, học sinh vừa theo dõi hành động, vừa được giải thích phương thức hành động, vừa được xem sản phẩm mẫu nên hành động được định hướng rõ hơn. Kiểu định hướng này rất phổ biến trong thực tiễn dạy học hiện nay vì phù hợp với những đối tượng có năng lực nhận thức thấp. Tuy nhiên, kiểu định hướng cũng ít có tác dụng phát triển tư duy của học sinh vì bản chất của hành động vẫn là làm theo.

 Định hướng theo mẫu – tái tạo

Là kiểu định hướng cho học sinh bằng cách nhắc lại những hành động mà giáo viên đã chỉ dẫn hoặc lặp lại những hành động quen thuộc đã làm trong những tình huống tương tự mà học sinh đã quên. Kiểu định hướng này chỉ có tác dụng củng cố phương thức hành động cũ.

 Định hướng suy luận

Trong kiểu định hướng này, hành động của học sinh đã là hành động tìm tòi, nhưng bằng con

sinh hành động tìm tòi xây dựng kiến thức mới, phát triển tư duy khoa học và năng lực sáng tạo cho học sinh. Kiểu định hướng này có thể phân thành hai loại:

- Định hướng suy luận - chương trình hóa: là kiểu định hướng, trong đó, giáo viên chỉ ra mục đích hành động, hướng dẫn cho học sinh hành động theo từng bước, được chương trình hóa liên tiếp theo một trình tự chặt chẽ, phù hợp với trình độ của học sinh. Nó giúp cho học sinh hành động từng bước cụ

thể, rõ ràng. Thường có hai hình thức định hướng chương trình hóa. Đó là xây dựng hệ thống câu hỏi tìm tòi đểđàm thoại với học sinh và đặt ra hệ thống các yêu cầu để học sinh thực hiện theo một trình tự

chặt chẽ, từng bước trong việc xây dựng các mô hình kiến thức. Hệ thống câu hỏi và các yêu cầu của giáo viên phải đảm bảo tính logic và phải dựa trên trình độ hiểu biết đã có của học sinh. Nó như sợi dây dẫn đường để học sinh có thể lần theo đi tới đích. Do đó, việc xây dựng hệ thống câu hỏi và các yêu cầu của giáo viên là rất quan trọng và phải được chuẩn bị trước theo một dàn ý chặt chẽ.

- Định hướng suy luận – tương tự

Là kiểu định hướng trong đó giáo viên chỉ ra mục đích hành động và những phương pháp hành

động tương tự như những hành động học sinh đã thực hiện và đã nắm được, rồi từ đó, cho học sinh chuyển sang hành động tìm tòi với đối tượng mới. Kiểu định hướng này có tác dụng giúp học sinh hành

động tìm tòi nhưng vừa sức.

 Kiểu định hướng tìm tòi

Là kiểu định hướng trong đó giáo viên chỉ ra mục đích hành động cho học sinh và cung cấp những gợi ý hoặc phương pháp chung nhất cho hành động. Những phương thức mới này học sinh chưa hề biết hoặc dựa vào đâu để hành động nên hoàn toàn phải tự lực tìm tòi theo gợi ý đó để đạt đến mục đích cuối cùng. Kiểu định hướng này có tác dụng cao hơn về phát triển năng lực nhận thức cho học sinh so với các kiểu định hướng trên và tương đối phù hợp với đối tượng học sinh trung học. Tuy nhiên, một nhược điểm của nó là cần phải có nhiều thời gian.

 Kiểu định hướng tìm tòi sáng tạo

Là kiểu định hướng trong đó giáo viên chỉ ra mục đích hành động và cung cấp những điều kiện cần thiết cho học sinh hành động. Còn học sinh phải tự lực tìm ra phương thức hành động và thực hiện hành động để sáng tạo tri thức, kỹ năng mới. Tất nhiên, ởđây, sự sáng tạo của học sinh là sáng tạo lại, phải tổ chức cho họ làm theo cách mà các nhà khoa học đã làm.

1.4.2.4. Nhận xét

Trong các kiểu định hướng trên thì định hướng tìm tòi sáng tạo là kiểu định hướng ở mức độ cao nhất. Kiểu định hướng này cho phép học sinh tự lực hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kích thích hoạt động sáng tạo. Hành động của học sinh theo định hướng này là hành động nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo.

Trong quá trình dạy học, nếu thực hiện kiểu định hướng tìm tòi sáng tạo thì khả năng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh đạt hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thực hiện kiểu định hướng này là khó khăn và phức tạp nhất, đòi hỏi trình độ hiểu biết cao và năng lực toàn diện của giáo viên cũng như của học sinh.

Kiểu định hướng tìm tòi và suy luận cho phép dẫn dắt học sinh tự lực hoạt động theo một phương pháp nhất định, tuy không phát triển tư duy sáng tạo cao nhưng được rèn luyện nhiều về tư duy logic. Mọi đối tượng học sinh hầu như đều có thể thực hiện được các yêu cầu hành động theo định hướng này.

Kiểu định hướng theo mẫu tuy ở mức độ thấp về phát triển tư duy nhưng nó dễ thực hiện và có thể

áp dụng cho mọi đối tượng học sinh. Đồng thời, nó có vai trò không thể thiếu trong việc sử dụng hai kiểu định hướng trên nên cũng cần sử dụng nó hợp lí.

Như vậy, trong quá trình dạy học không thể luôn luôn định hướng sáng tạo, có những giai đoạn vẫn phải định hướng suy luận và theo mẫu. Vấn đề là mức độ sử dụng và sự phối hợp chúng như thế

nào cho phù hợp với nội dung kiến thức, với trình độ học sinh và cả các yếu tố khác như thời gian, cơ

sở vật chất.

Việc định hướng có thểđược thực hiện từng bước, theo yêu cầu từ cao đến thấp, từ tổng quát đến bộ phận, trình tự như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đầu tiên, định hướng tìm tòi sáng tạo, yêu cầu học sinh phải tự lực giải quyết vấn đề.

 Sau đó, nếu học sinh không đáp ứng được thì sự định hướng tiếp theo là suy luận: cụ thể hóa hơn, chi tiết hơn, thu hẹp phạm vi, mức độ tìm tòi cho học sinh.

 Nếu học sinh vẫn không thực hiện được thì phải chuyển sang định hướng theo mẫu.

Phương pháp định hướng tìm tòi sáng tạo [25], [35]

Theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, cơ sở quan trọng nhất của việc định hướng tìm tòi sáng tạo là tổ

chức các tình huống học tập

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 28 - 30)