Tình huống cơ bản

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 51 - 52)

D. Phương tiện dạy học 1.Dụng cụ thí nghiệ m

2.Tình huống cơ bản

- Nếu HS vẫn không trả lời được đây là hiện tượng lệch phương của tia sáng, GV cần định hướng bằng 1 thí nghiệm đơn giản: chiếu tia sáng truyền qua bản bán trụ, yêu cầu HS so sánh phương truyền

của tia ló với tia tới. HS dễ dàng nhận thấy hiện tượng lệch phương của tia sáng khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác (hiện tượng khúc xạ ánh sáng).

- Ở lớp 9, học sinh đã được học về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và rút ra được một quy luật: tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và nằm phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Do đó, nội dung kiến thức cần xây dựng là mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

- GV có thểđịnh hướng tiếp theo bằng cách cung cấp thêm các điều kiện.

3. Bài toán

- Góc tới là góc hợp bởi tia tới và tia pháp tuyến, góc khúc xạ là góc hợp bởi tia khúc xạ và tia pháp tuyến.

- Cung cấp 3 bảng số liệu ứng với 3 cặp môi trường khác nhau.

-

i 6o 10o 20o 30o 60o

r 3o 8o 13o 19o 34o

Bảng 1: ánh sáng truyền từ không khí vào nhựa trong suốt

-

i 5o 10o 20o 30o 60o

r 4o 8o 14o 21o 39o

Bảng 2: ánh sáng truyền từ không khí vào nước

-

i 6o 10o 20o 30o 60o

r 5o 9o 15o 22o 41o

Bảng 3: ánh sáng truyền từ không khí vào rượu êtylic

- Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tìm mối liên hệ giữa góc tới i và góc khúc xạ r

Việc tự lực thiết lập biểu thức liên hệ giữa i và r là quá sức đối với học sinh, nhưng đây là cơ hội để

học sinh thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên do thời gian trên lớp ngắn, nếu học sinh không tự lực được thì giáo viên nên định hướng cho học sinh thiết lập biểu thức sin

sin

i

r ứng với từng cặp giá trị của i và r và nhận xét giá trị của tỉ số này.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11 (Trang 51 - 52)