Sử dụng sơ đồ trong việc giải bài tập

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 38 - 40)

Có thể sử dụng sơ đồ ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình dạy học hóa học đặc biệt ở

giai đoạn ôn tập, củng cố, hoàn thiện, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng cũng như khi kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

Dùng sơ đồ khi giải bài tập giáo viên tiết kiệm được lời nói và thời gian vì nó là hình thức trình bày ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nêu bật lên được những dấu hiệu bản chất của các định nghĩa, các hiện tượng và khái niệm. Có thể dùng sơ đồ trong các trường hợp sau

- Sơđồ hóa các định nghĩa, các quy tắc, nguyên tắc, khái niệm...

- Giải bài tập phân loại các hợp chất, các hiện tượng, các khái niệm, điều chế, nhận biết, tách hỗn hợp...

- Tổng kết các tính chất hóa học của một nguyên tố. Nêu lên mối tương quan biến hóa tương hỗ giữa các loại hợp chất của nguyên tốđó.

- Nêu mối liên quan giữa tính chất và ứng dụng hoặc điều chế của một chất hoặc một hợp chất.

- Chu trình của một nguyên tố hoặc một hợp chất trong tự nhiên. - Lập sơđồ của các quá trình sản xuất hóa học.

Nếu chịu khó suy nghĩ tìm tòi để sơ đồ hóa lời giải của các bài tập thì lời giải sẽ ngắn gọn, sáng sủa, dễ hiểu, dễ nhớ. Nhất là dùng sơ đồ để tóm tắt các dữ kiện của đầu bài và vạch ra các bước giải của một bài toán thì việc giải bài toán đó sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Kinh nghiệm cũng cho thấy nếu học sinh học bài bằng hình thức sơ đồ, dùng sơ đồ để

ôn tập, hệ thống hóa kiến thức thì việc nắm bắt kiến thức sẽ vững chắc hơn, nhanh hơn, tránh được sự lộn xộn trong việc nhờ các kiến thức sự kiện.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)