C. nhiệt phân 20,6 gam hh gồm AgNO3 và Ag theo tỉ lệ số mo ln AgNO3: n Ag 5 : 1.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận
1. Kết luận
Thực hiện mục tiêu của đề tài, dựa trên phương pháp nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã giải quyết được các nghiệm vụđề ra cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm làm công cụđể xây dựng bộ bài tập trắc nghiệm phần ″các nguyên tố kim loại″ lớp 12 trường THPT và định hướng việc sử dụng bộ câu hỏi đó.
- Phân tích cấu trúc, nội dung và kiến thức trọng tâm phần kim loại để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.
- Xây dựng được 300 câu hỏi THKQ ở các mức độ nhớ, hiểu, vận dụng cho phần kim loại trong chương trình Hóa học THPT. Các câu hỏi được chia thành 9 dạng chuyên biệt :
+ Dạng 1: Lý thuyết cơ bản (35 câu). + Dạng 2: Tính chất của kim loại (40 câu).
+ Dạng 3: Xác định tên nguyên tố kim loại (40 câu). + Dạng 4: Điều chế - sản xuất (35 câu).
+ Dạng 5: Nhận biết - tách chất (35 câu). + Dạng 6: Giải thích hiện tượng (35 câu). + Dạng 7: Bài tập thực hành (20 câu). + Dạng 8: Ứng dụng của kim loại (30 câu). + Dạng 9: Bài tập tính toán tổng hợp (40 câu).
Cuối mỗi dạng chuyên biệt đều có kết luận về khả năng áp dụng của bộ câu hỏi trong giảng dạy chương trình hóa học phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm với 7 lớp với hai đối tượng : các lớp 12 không chuyên tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa và lớp luyện thi tại Trung tâm luyện thi Nguyễn Trãi Khánh Hòa.
- Qua thực nghiệm chúng tôi đã xác định độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi và độ
tin cậy của bộ câu hỏi, bước đầu xác định giá trị của bộ câu hỏi trắc nghiệm làm cơ sở thực tiễn đưa vào sử dụng.
+ Về độ khó, có 213 câu ở mức độ trung bình chiếm 71,01%, 43 câu khó chiếm 14,33% và 7 câu quá khó chiếm 2,33%. Các câu khó chủ yếu tập trung vào các câu lý thuyết kiến thức mới, các câu đòi hỏi khả năng tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức cũng như các bài tập tính toán.
+ Vềđộ phân biệt, có 70 câu có độ phân biệt cao chiếm 23,33%, 214 câu có độ phân biệt trung bình chiếm 71,33%, 16 câu có độ phân biệt thấp và rất thấp chiếm 5,34%. Các câu có độ phân biệt thấp là do câu nhiễu và câu dẫn chưa đạt.
+ Chúng tôi cũng đã tính được giá trịđộ tin cậy R1,2 = 0,969 cho thấy các câu hỏi trắc nghiệm có độ tin cậy khá tốt, khẳng định giá trị sử dụng của bộ câu hỏi.
- Từ kết quả phân tích bài, dựa trên giá trị độ phân biệt của câu cũng như tỉ lệ lựa chọn
đáp án đúng và mồi nhử, chúng tôi đã tiến hành chỉnh sửa các câu chưa đạt yêu cầu.
Từ những kết quảđạt được của đề tài, chúng tôi nhận thấy bộ câu hỏi có thể đáp ứng
được xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phần kim lọai lớp 12 trường THPT.
2. Đề xuất
Câu hỏi trắc nghiệm có thể sử dụng tốt trong việc hình thành kiến thức cho người học bằng con đường tự học cũng như trong kiểm tra đánh giá. Do vậy cần phải có bộ câu hỏi trắc nghiệm chuẩn, có chất lượng, để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học phần kim loại lớp 12 nói riêng.
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có một sốđề nghị như sau:
* Hướng phát triển
- Xây dựng tiếp câu hỏi trắc nghiệm ở các nội dung khác của chương trình hóa học THPT theo dạng chuyên biệt.
- Mở rộng quy mô thực nghiệm trên nhiều vùng nhiều đối tượng khác nhau để bộ bài tập được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
- Xây dựng quy trình sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học ở nhiều khâu khác nhau. Thông qua thực nghiệm kiểm tra kết quả của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạy học và từđó mở rộng phạm vi ứng dụng bộ câu hỏi này.
* Đối với các đơn vị quản lý giáo dục
- Thường xuyên tập huấn cho sinh viên, giáo viên về quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi giáo viên phổ thông có thể tự xây dựng câu hỏi TNKQ và sử dụng thường xuyên trong dạy học.
* Đối với giáo viên
- Giáo viên cần thường xuyên đưa TNKQ vào dạy học và kiểm tra đánh giá để rèn cho học sinh cách vận dụng kiến thức và làm quen với cách suy luận để giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Các đề kiểm tra cần chú trọng thêm đến việc đánh giá kỹ năng thực hành thí nghiệm, khả năng tổng hợp phân tích và tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều
điều khiếm khuyết. Chúng tôi xin chân thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý để chúng tôi bổ sung và hoàn thiện thêm cho đề tài cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Mong rằng nghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng góp phần nào cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm bộ môn hóa học, phục vụ cho quá trình dạy học hóa học ở
trường phổ thông sau này.