Trắc nghiệm khách quan (TNKQ)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 25 - 26)

1.4.1. Tng quan v trc nghim khách quan [32, 42]

1.3.1.1. Khái niệm

“Trc” đo lường”, “nghim” đúng như s tht”. Trắc nghiệm là đo lường để

biết sự thật.[1, tr.18].

TNKQ là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ

thuộc vào người chấm.

Tới nay người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả

lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã qui ước để trả lời.

1.4.1.2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chia làm bốn loại chính:

a) Câu trắc nghiệm đúng, sai

Đây là loại câu hỏi được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai.

Khi soạn thảo không nên trích đoạn trong sách giáo khoa và cần soạn những câu khiến học sinh phải suy luận, tìm tòi mới có thể trả lời được. Tránh những câu quá phức tạp, nhiều ý làm học sinh bị rối song cũng không được đơn giản quá.

b) Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn

Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn được gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa chọn.

Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất còn lại đều là sai, những câu trả lời sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu.

Khi soạn thảo thông thường chọn 4 hoặc 5 lựa chọn, phương án đúng được để một cách ngẫu nhiên, các phương án nên có độ dài và hình thức như nhau, phần câu dẫn và câu trả lời phải hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp và kiến thức.

Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.

Lưu ý không soạn thảo số câu ở hai phần bằng nhau để tránh học sinh đoán mò một số

câu còn lại.

d) Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn

Đây là câu hỏi TNKQ nhưng có câu trả lời tự do. Câu hỏi dạng này gồm hai phần : phần gốc là một mệnh đề chưa hoàn chỉnh, phần trống là chỗ học sinh cần bổ sung cho mệnh đề đó hoàn chỉnh bằng ý kiến riêng của mình. Học sinh viết câu trả lời bằng một hay vài từ

hoặc một câu ngắn.

1.3.1.3. Các chỉ sốđể đánh giá một câu hỏi trắc nghiệm khách quan [32]

- Độ khó : là tỉ số giữa học sinh làm được và số học sinh không làm được.

Số học sinh trả lời đúng

FV= x 100%

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)