Nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 31 - 34)

T ổng số học sinh kiểm tra

1.5.1. nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ở trường phổ thông

Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Bài tập hóa học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt.

1.5.1.1. Ý nghĩa trí dục

- Làm chính xác hoá các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.

- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập, học sinh sẽ buồn chán, nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập.

- Rèn luyện các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính toán theo công thức hóa học và phương trình hóa học … Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kĩ

năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp học sinh.

- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy. 1.5.1.2. Ý nghĩa phát triển

Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.

1.5.1.3. Ý nghĩa giáo dục

Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hoá lao động (lao động có tổ chức, có kế

hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc). 1.5.2. Phân loi bài tp hóa hc

1.5.2.1. Dựa vào nội dung toán học của bài tập

- Bài tập định tính - Bài tập định lượng

1.5.1.2. Dựa vào hoạt động của học sinh

- Bài tập lý thuyết - Bài tập thực nghiệm

- Bài tập hóa đại cương: + Bài tập về chất khí + Bài tập về dung dịch + Bài tập điện phân... - Bài tập hóa vô cơ:

+ Bài tập về các kim loại + Bài tập về các phi kim

+ Bài tập về các hợp chất oxit, axit, bazơ, muối... - Bài tập hóa hữu cơ:

+ Bài tập về hiđrocacbon

+ Bài tập vè ancol - phenol - amin

+ Bài tập về anđehit - axit cacboxylic - este...

1.5.1.4. Dựa vào nhiệm vụđặt ra và yêu cầu của bài tập

- Bài tập cân bằng phương trình phản ứng - Bài tập viết chuỗi phản ứng

- Bài tập điều chế

- Bài tập nhận biết

- Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp - Bài tập xác định thành phần hỗn hợp - Bài tập lập công thức phân tử

- Bài tập tìm nguyên tố chưa biết...

1.5.1.5. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độđơn giản - phức tạp của bài tập

- Bài tập dạng cơ bản - Bài tập tổng hợp

1.5.1.6. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra

- Bài tập trắc nghiệm - Bài tập tự luận

1.5.1.7. Dựa vào phương pháp giải bài tập

- Bài tập tính theo công thức và phương trình - Bài tập biện luận

- Bài tập dùng các giá trị trung bình...

- Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ

- Bài tập dùng củng cố kiến thức - Bài tập dùng ôn luyện, tổng kết - Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi - Bài tập dùng phụđạo học sinh yếu...

1.5.2. Các phương pháp gii bài toán Hóa hc 1.5.2.1. Phương pháp bảo toàn

a) Bo toàn đin tích

Nguyên tắc: Tổng điện tích dương luôn luôn bằng tổng điện tích âm về giá trị tuyệt đối. Vì thế dung dịch luôn luôn trung hoà vềđiện.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)