Nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 28 - 31)

T ổng số học sinh kiểm tra

1.4.3. Nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

- Yêu cầu xác định nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi

Đây chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo hiệu quả của việc kiểm tra - đánh giá. Nội dung kiểm tra chính là những kiến thức cơ bản học sinh cần phải nắm thông qua các bài

đã học. Hay nói cách khác các câu hỏi phải đại diện cho nội dung cần kiểm tra - đánh giá,

đảm bảo tính vừa sức và phân hoá được học sinh trong một môi trường đánh giá.

- Câu hỏi trắc nghiệm phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phù hợp với cách đánh giá

Như vậy tuỳ theo trường hợp mà chúng ta lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần đánh giá. Ví như khi đánh giá các kiến thức mang tính chất tổng quát nên sử dụng loại câu điền thế dưới hình thức điền đầy đủ thông tin vào bảng cho sẵn theo những yêu cầu nhất định.

- Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp

Đây là quy tắc chuẩn cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm tra -

đánh giá. Đảm bảo chính xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án, tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của học sinh trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn các đáp án.

- Các yếu tố gây ra sự xao nhãng trong câu hỏi cần phải chỉ rõ được các lỗi hoặc các lối tư duy không chính xác của học sinh

Đây chính là một trong những hình thức giáo dục tốt nhất giúp học sinh tránh dần được những lỗi chủ quan của mình, rèn luyện một khả năng tư duy chắc chắn. Do đó giáo viên cần phải có sự lựa chọn kĩ càng các phương án lựa chọn sao cho học sinh phải thực sự là người nắm chắc chắn kiến thức mới có thể trả lời đúng. Cần tránh trường hợp đưa ra những câu lựa chọn mà học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy được sự khác nhau giữa đán án đúng và các phương án còn lại.

- Tránh các hình thức câu phủđịnh (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt nhiều mệnh đề phủđịnh trong câu hỏi

Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủđịnh có thể gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời

- Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu

Cần tránh trường hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.

1.4.4. Thc trng s dng trc nghim khách quan trong kim tra [44]

Nhìn ra thế giới, những nước phát triển và có nền giáo dục đào tạo chuẩn mực như

Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc… cũng đã sử dụng hình thức trắc nghiệm trong các bài kiểm tra, bài thi tốt nghiệp, thi tuyển. Trong số những nước này, Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong nhà trường phổ thông.

- Từ trước năm 1985, Mỹđã tổ chức các kỳ thi Olympic Hóa học hàng năm ở mỗi bang và toàn liên bang, trong đó có sử dụng bài tập trắc nghiệm. Những bài thi này được cấu tạo như sau:

+ Phần 1 có khoảng 60-70 câu trắc nghiệm gồm có những bài tập trắc nghiệm định tính và định lượng.

+ Phần 2 có khoảng 6-8 bài tập tự luận định tính và định lượng nhằm kiểm tra đánh giá những kỹ năng phân tích tổng hợp, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học, giải quyết tình huống trong đời sống, kỹ năng tính toán…

- Trong các sách giáo khoa Hóa học của Anh, tỷ lệ bài tập trắc nghiệm chỉ đạt từ 20- 30% trong tổng số bài tập.

- Sách giáo khoa Hóa học của Nga trong vài năm gần đây đã đưa bài tập trắc nghiệm xen kẽ với bài tập tự luận, nhưng với mức độ rất dè dặt.

- Ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tác giả các bộ sách giáo khoa mới bậc phổ thông phải đưa dần loại hình bài tập trắc nghiệm với tỷ lệ 30% trắc nghiệm và 70% tự

luận. Tôi cho rằng chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình chung của thế giới và thực tế nước ta. Như vậy, bậc THPT nước ta, năm học 2006-2007 học sinh lớp 10 trong cả nước đã bước đầu làm quen với bài tập trắc nghiệm.

Trên thực tế trắc nghiệm được đưa vào Việt Nam từ những năm 60. Năm 1974 ở miền Nam đã tổ chức thi tú tài bằng phương pháp trắc nghiệm. Từ thập niên 1990 Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã có một số giải pháp để du nhập khoa học này. Một số tổ chức tư nhân, như Công ty Công nghệ Giáo dục và Xử lý Dữ liệu (EDTECH) cũng đã chuẩn bị về mặt công nghệ và triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau, việc áp dụng trắc nghiệm khách quan đã bị gián đoạn. Tự luận vẫn là hình thức kiểm tra chính. Hiện nay, bùng nổ công nghệ thông tin đã làm cho lượng tri thức của nhân loại tăng lên với tốc độ chóng mặt khiến cách dạy học thuần kiến thức tại Việt Nam trở nên lỗi thời. Nhu cầu cải cách giáo dục được đặt ra, kéo theo đó là sự cần thiết kiểm tra đánh giá kết quả

học tập theo phương pháp mới. Năm 2005, Việt Nam sử dụng rộng rãi hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan ở bậc phổ thông. Từ năm học 2006 – 2007, Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đối với các môn vật lý, hoá học, sinh học, tiếng Anh và tiến đến mở rộng thêm ở nhiều môn khác (địa lý, lịch sử,…). Ngoài ra, Bộ còn khuyến khích câu hỏi trắc nghiệm trong các

đề thi học sinh giỏi quốc gia môn vật lý, sinh học, đồng thời tiến hành đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở bậc đại học, cao đẳng.

Hình 1.1 Việc tiến hành thi trắc nghiệm ở Việt Nam

Vậy việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương pháp trắc nghiệm ở nước ta hiện nay đang có những khó khăn nào?

Bắt đầu từ lớp 10 năm học 2006-2007 học sinh mới chính thức được làm quen với hệ

thống bài tập, trong đó có 30% số lượng là bài tập trắc nghiệm, do vậy có nhiều bỡ ngỡ: - Xây dựng bài tập trắc nghiệm thường khó hơn so với bài tập tự luận, mặt khác giáo viên chưa quen có nhiều lúng túng, nội dung bài tập thiếu chuẩn xác.

- Học sinh chưa được bồi dưỡng và chưa có kỹ năng về phương pháp làm bài tập trắc nghiệm. Làm thế nào để giải quyết nhanh và chính xác cho các bài tập trắc nghiệm là điều băn khoăn, trăn trở của nhiều học sinh, kể cả những học sinh có trình độ học lực khá và giỏi.

Đấy là chưa nói đến những học sinh đang học lớp 11, 12 của năm học này, các em chưa có khái niệm về bài tập trắc nghiệm.

Hiện nay phương pháp trắc nghiệm đang bị một sự phản đối mạnh của dư luận. Sự phản

đối này cho rằng phương pháp trắc nghiệm mà ta áp dụng không phát huy được tính ưu việt của nó mà để lộ ra khá nhiều nhược điểm; tính trung thực khách quan trong thẩm định bị

hạn chế; học sinh khá chưa được phát huy cái ưu thế của mình, học sinh kém lại tận dụng

được cái số phần trăm may rủi của phương pháp đó. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu áp dụng thi TNKQ ở 1 số môn (năm học 2006 - 2007) đến nay (năm học 2008 - 2009), việc thi các môn Ngoại Ngữ, Hóa, Lý, Sinh...bằng TNKQ đã tỏ rõ những ưu việt và ổn định.

Viết được những câu hỏi TNKQ đánh giá mức tư duy khác nhau không dễ dàng, đó là một trong những khó khăn lớn đối với giáo viên trong việc thực hiện đổi mới KTĐG. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập TNKQ phần “Các nguyên tố kim loại” lớp 12, hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho đồng nghiệp trong dạy học sau này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Vân Linh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)