2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3. Thiết kế mô hình nghiên cứu
Bước 1. - Chọn địa điểm nghiên cứu, tiến hành tập huấn để thống nhất qui trình và kỹ thuật thu thập số liệu.
- Chọn sinh viên các lớp đào tạo bác sỹ chuyên khoa hệ chính qui, không nghiên cứu các đối tượng là sinh viên cử tuyển, sinh viên Lào, Campuchia.
Lập danh sách các lớp thuộc các khối từ Y1 đến Y5.
- Khám lâm sàng chọn lọc các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Căn cứ vào lịch đào tạo chọn ngẫu nhiên những lớp không học vào ngày thứ 5 để tiến hành nghiên cứu. Mỗi khối 120 sinh viên, lấy toàn trường 600 em.
Bước 2. Đo các chỉ số ở trạng thái tĩnh tương đối, gồm:
+ Trên 600SV được đo các chỉ số mạch, huyết áp, điện tâm đồ, thời gian phản xạ thị giác - vận động, hướng dẫn các test trí nhớ, chú ý, test tư duy, trắc nghiệm Spielberger, test Raven (do các cán bộ bộ môn Sinh lý học, Sinh lý bệnh đảm nhiệm). Các chỉ số ở trạng thái tĩnh tương đối được đo tại thời điểm sinh viên học tập và sinh hoạt bình thường, xa các cuộc thi ít nhất 1 tháng.
Mỗi đối tượng được đo mạch, huyết áp, đo thời gian phản xạ thị giác- vận động trước, sau đó thực hiện làm test Raven, test chú ý, trí nhớ, tư duy, trắc nghiệm Spielberger vào cùng một thời điểm trong ngày, mỗi buổi 30 em.
+ Chọn 150 đối tượng, mỗi khối 30 em (trong số 600 SV đã được đo các chỉ số tim-mạch và tâm-thần kinh đã nêu ở trên) tiến hành thu thập số liệu lần 1 các chỉ số: ghi điện não đồ và điện tim 100 khoảng RR. Các kỹ thuật này do cán bộ Bộ môn Thần kinh phối hợp với cán bộ Bộ môn Sinh lý học, Sinh lý bệnh đảm nhiệm, mỗi buổi 10 em. Có 30 SV được lấy máu xét nghiệm định lượng hormon lần 1 theo danh sách.
Bước 3. Đo các chỉ số sinh học sau buổi thi trên 150 sinh viên
Đo các chỉ số chức năng ngay sau các buổi thi của các lớp sinh viên, Chọn buổi thi trắc nghiệm. Tổ hợp đề ngẫu nhiên, thời gian thi 60 phút.
Sinh viên Y1: sau thi môn Giải phẫu I. Số đơn vị học trình là 3.
Sinh viên Y2: sau thi môn Sinh lý học II. Số đơn vị học trình là 3.
Sinh viên Y3: sau thi môn Nội triệu chứng. Số đơn vị học trình là 3.
Sinh viên Y4: sau thi môn Nhi. Số đơn vị học trình là 3.
Sinh viên Y5: sau thi môn Truyền nhiễm. Số đơn vị học trình là 4 .
Mỗi khối sinh viên có 8 lớp. Chúng tôi lấy mỗi lớp 4 sinh viên sau buổi thi. Mỗi buổi sáng có 3 lớp thi nên một buổi sáng lấy tối đa 12 em.
Qui trình nghiên cứu được tiến hành theo sơ đồ dưới đây
Hình 2.6. Sơ đồ thời gian cứu trên sinh viên sau buổi thi
Bốn sinh viên trong danh sách đã chọn theo tiêu chuẩn, ra khỏi phòng thi chúng tôi tiến hành thu thập số liệu lần 2 gồm:
2’
Thi Mạch, HA PXTGVĐ Thi ĐTĐ Lấy máu
60’ 2’ 3’ 5’ 6’ 11’ 1’ 12’
- Đo mạch, huyết áp: mỗi sinh viên đo trong khoảng thời gian 2 phút, có 4 bàn làm việc. Thời gian hoàn thành đo mạch, huyết áp là phút thứ 2 sau thi.
- Đo thời gian phản xạ thị giác- vận động: mỗi sinh viên đo trong khoảng thời gian 3 phút, có 4 máy tính để làm việc. Thời điểm hoàn thành đo phản xạ thị giác - vận động là phút thứ 5 sau thi.
- Ghi điện tim 100 nhịp: mỗi sinh viên đo trong khoảng thời gian 3 phút.
Có 2 máy điện tim. Thời điểm hoàn thành ghi ECG là phút thứ 11 sau thi.
- Lấy máu làm xét nghiệm cortisol và catecholamin: mỗi sinh viên lấy máu trong khoảng thời gian 1 phút. Thời điểm hoàn thành lấy máu là phút thứ 12 sau thi.
Thời gian hoàn thành tất cả các kỹ thuật là 12 phút sau khi sinh viên bước ra khỏi phòng thi. Sau đó các em tập trung làm test chú ý, trí nhớ, tư duy và test căng thẳng cảm xúc.
Riêng việc ghi điện não đồ chúng tôi tiến hành trên các đối tượng sau khi họ kết thúc cuộc thi khác. Mỗi buổi thi kéo dài 60 phút, trong đó một số sinh viên kết thúc sớm hơn, có thể sau 45 phút, 50 phút, 55 phút, 60 phút. Chúng tôi lấy mỗi buổi thi 4 em ở từng thời điểm trên. Thời gian ghi điện não đồ là 5 phút.
Như vậy đảm bảo thời gian cho các em được ghi điện não ngay sau khi bước ra khỏi phòng thi.
* Để tránh các yếu tố nhiễu
- Đo các chỉ số ở trạng thái tĩnh: tiến hành nghiên cứu vào ngày nghỉ, tránh áp lực thi cử có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá các chỉ số nghiên cứu.
Địa điểm tại phòng Skillslab. Phòng đảm bảo thoáng mát, yên tĩnh.
- Phòng thi test của trường Đại học Y Thái Bình được thiết kế chuyên dụng, tránh tác động của các yếu tố ngoại cảnh, có điều hoà nhiệt độ duy trì nhiệt độ 260C, là một trong 8 cơ sở đạt chuẩn của Bộ GD-ĐT về phòng thi.
- Đo các chỉ số ở trạng thái căng thẳng: các trang thiết bị dùng trong nghiên cứu được bố trí ngay cạnh phòng thi, phòng đo đạc yên tĩnh, nhiệt độ 260C (trong phòng có điều hòa nhiệt độ).
2.2.3.2. Mô hình nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu được tiến hành theo mô hình trình bày ở hình 2.3.
Hình 2.7. Mô hình nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số sinh học trong điều kiện tĩnh
n = 600
(120SV/khối x 5 khối từ Y1 đến Y5) Tần số mạch
Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.
Chỉ số Kerdo.
Thời gian phản xạ thị giác- vận động Tốc độ xử lý thông tin.
Chỉ số IQ (năng lực trí tuệ) Khả năng chú ý.
Trí nhớ ngắn hạn.
Khả năng tư duy.
Trạng thái căng thẳng cảm xúc
Đánh giá các chỉ số nghiên cứu trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi
n = 150SV
(30SV/khối x 5 khối từ Y1 đến Y5) Tần số mạch
Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.
Các chỉ số TKTH NT
Thời gian phản xạ thị giác-vận động.
Tốc độ xử lý thông tin EEG
Nồng độ cortisol và catecholamin máu (30SV)
Khả năng chú ý Trí nhớ ngắn hạn Khả năng tư duy.
Trạng thái căng thẳng cảm xúc
Kết luận
1. Xác định một số chỉ số tim-mạch, tâm - thần kinh ở trạng thái tĩnh của sinh viên Đại học Y Thái Bình.
2. Đánh giá sự biến đổi một số chỉ số sinh học sau hoạt động trí tuệ (sau buổi thi) của sinh viên Đại học Y Thái Bình.