1.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỨC NĂNG TÂM - THẦN KINH
1.3.3. Vai trò của các yếu tố thần kinh và thể dịch chủ yếu tham gia điều
Stress bao gồm những đáp ứng thuộc về cảm xúc, hành vi và sinh lý của cơ thể thông qua sự tương tác với môi trường. Đáp ứng sinh lý đối với stress được điều hòa thông qua hệ thần kinh, nội tiết và hệ miễn dịch.
Parathormon
Tổng hợp các protein
điều hòa - Acetylcholin
- Histamin
- Mineralocorticoid - Somatotropin - Androgen
- Các peptid nội sinh
1.3.3.1. Vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong hội chứng thích ứng chung
Hệ thần kinh tự chủ (autonomic nervous system - ANS) hay hệ thần kinh thực vật gồm hai phần: hệ giao cảm (sympathetic) và hệ phó giao cảm (parasympathetic). Hệ giao cảm chuẩn bị cho cơ thể thực hiện những hành động; tác dụng chung của nó trên các mô đích là gây “khởi động” (arousal).
Hệ phó giao cảm liên quan đến việc duy trì những nhu cầu cơ bản của cơ thể.
Hệ giao cảm - tủy thượng thận là hệ được khởi động đầu tiên khi cơ thể bị tác động của kích thích gây stress. Hoạt động của hệ này được thông qua adrenalin.
Adrenalin (epinephrine) gây ra các thay đổi chức năng tim - mạch và chuyển hóa [93], [99]. Chất này trước hết tác động lên thành mạch ngoại vi gây co thành mạch, tác động lên tim gây tăng hưng phấn và co bóp của cơ tim. Hiệu quả của hai tác dụng này là làm tăng huyết áp, duy trì dòng máu tuần hoàn trong cơ thể. Adrenalin gây giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân để tăng cung cấp máu cho các cơ quan đặc biệt quan trọng này nhằm duy trì hoạt động sống của cơ thể. Đồng thời adrelanin làm giảm dòng máu đến các cơ quan như đến ống tiêu hóa, thận và các cơ quan không cần thiết cho sự hoạt động nhanh chóng của cơ. Adrenalin làm tăng chuyển hóa tế bào toàn thân, tăng lực co cơ, tăng hoạt động tâm thần, tăng đường huyết do tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan. Đây là tác dụng rất quan trọng của adrenalin - cung cấp nguồn nhiên liệu cho tế bào để giải phóng năng lượng cần cho hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là trong điều kiện cơ thể bị rơi vào trạng thái stress [32].
1.3.3.2. Vai trò của các hormon tủy tuyến thượng thận trong phản ứng stress
Đáp ứng của các hormon tủy tuyến thượng thận trong phản ứng stress xảy ra chậm hơn, nhưng kéo dài hơn so với adrenalin do thần kinh giao cảm tiết ra vì nó liên quan đến cả hai con đường thần kinh và thể dịch. Nói chung, cần khoảng 20 - 30 phút để các tác dụng sinh lý của epinephrin (E) và noepinephrin (NE) được thể hiện. Những tác dụng này kéo dài khoảng một
giờ hoặc hơn, vì E và NE được thải chậm khỏi hệ tuần hoàn. Thời gian tác dụng của E và NE từ tuyến tủy thượng thận lâu gấp 10 lần so với đáp ứng giao cảm (theo [51]). Nồng độ của E và NE thay đổi theo tuổi và giới, cao nhất là ở nam giới độ tuổi trung niên. Ở người bình thường nồng độ adrenalin máu thấp hơn 100pg/ml.
Nghiên cứu về catecholamin và stress đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Vai trò của hai hệ thống thần kinh - nội tiết được chứng minh trong các nghiên cứu về stress đó là hệ thống giao cảm tủy thượng thận (sympathetic adrenalmedullary - SAM) tiết ra catecholamin và hệ thống dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận (hypothalamic - pituitary - adrenocortical HPA)tiết ra cortisol [58], [74], [83], [93], [94], [103], [114].
Theo nghiên cứu của Lundberg và Johanson năm 2000 [93] về đáp ứng của catecholamine cho thấy công nhân văn phòng khi làm việc căng thẳng tăng bài tiết epinephrine khoảng 50% so với khi nghỉ ngơi, trong khi bài tiết norepinephrine tăng rất ít hoặc không tăng. Trong số các công nhân, như công nhân lắp ráp, thủ quỹ, mức epinephrine tăng lên khoảng 100% và norepinephrine khoảng 50% [59].
Học tập căng thẳng có thể được xem là một mô hình nghiên cứu tốt của trạng thái căng thẳng tự nhiên của con người [58], [78], [114]. Một số nghiên cứu đã tập trung vào huyết học, miễn dịch và nội tiết của sự căng thẳng trong học tập. Jammot cho thấy giảm globulin miễn dịch (IgA) trong nước bọt trước khi kiểm tra ở 64 sinh viên nha khoa. Dorian và cộng sự đã chứng minh suy giảm đáp ứng mitogen trong tế bào lympho và giảm hoạt động tế bào NK trong học sinh tham gia một kỳ thi cuối cùng (theo [58]). Nghiên cứu của Al- Ayadhi Ly [58] trên sinh viên năm đầu và năm thứ 2 cho thấy có sự gia tăng nồng độ catecholamin máu sau kỳ thi so với trạng thái bình thường.
1.3.3.3. Vai trò của hormon vỏ tuyến thượng thận trong phản ứng stress
Trong trạng thái stress, ngay lập tức nồng độ ACTH của tuyến yên tăng trong máu, sau đó vài phút sự bài tiết cortisol cũng tăng lên, nhờ đó có thể
chống được các stress và đây là phản ứng có tính chất sinh mạng. Những loại stress có tác dụng làm tăng nồng độ cortisol thường gặp là chấn thương, nhiễm khuẩn, quá nóng, quá lạnh, phẫu thuật, tiêm các chất hoại tử dưới da và hầu hết các bệnh suy nhược và căng thẳng thần kinh. Cortisol có tác dụng chống stress là do cortisol huy động nhanh chóng nguồn acid amin và mỡ dự trữ để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho việc tổng hợp các chất như glucose là chất rất cần cho mọi tế bào hoặc một số hợp chất như purin, pyrimidin, creatin phosphat là những chất rất cần thiết cho duy trì đời sống và sinh sản các tế bào mới. Cortisol còn điều hòa tổng hợp các protein enzym cho quá trình thích ứng và loại bỏ các phản ứng đặc trưng cho stress cấp như teo các hạch lympho và tuyến ức, giảm bạch cầu ưa acid và bạch cầu lympho.
Một giả thuyết khác lại cho rằng cortisol làm tăng vận chuyển nhanh dịch vào hệ thống mạch nên giúp cơ thể chống lại tình trạng shock [17], 77].
Trong máu cortisol gắn chủ yếu với globulin gọi là transcortin, chỉ một lượng nhỏ gắn với albumin. Khoảng 94% lượng cortisol trong máu ở dưới dạng kết hợp, còn khoảng 6% ở dạng tự do - đây là dạng có tác dụng sinh lý [113]. Ở người Việt Nam trưởng thành nồng độ cortisol (8-10 giờ) là 135,29-526,88 nmol/l [4]. Không có sự khác biệt về hàm lượng cortisol giữa các đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Trong nhiều nghiên cứu, để ghi lại mức độ stress trong những điều kiện đặc biệt, cortisol trong nước bọt hoặc trong huyết thanh được coi là một chỉ số tin cậy để đánh giá mức độ stress [89], [91], [114], [113].
Nghiên cứu của Sanae Fukuda và cs [113] về lối sống, về stress và đáp ứng của cortisol cho thấy có mối liên quan giữa cortisol và các trạng thái stress khác nhau. Các tác giả thấy rằng stress tinh thần như những đối tượng nói trước công chúng, thời gian dự thi, làm bài toán số học…có tăng mức cortisol. Lượng cortisol tăng cao đáng kể ở các đối tượng thuyết trình từ 30- 90 phút. Trong trạng thái thư giãn người ta tìm thấy mối liên quan giữa thiền
với sự giảm hàm lượng cortisol so với điều kiện kiểm soát (control), cortisol giảm trong suốt và sau quá trình thiền định. Sự gia tăng nồng độ cortisol huyết tương trong quá trình nội soi dạ dày đã được chứng minh là giảm đáng kể do ảnh hưởng của âm nhạc. Đối tượng được nghe chương trình ca nhạc 60 phỳt cho thấy cú sự giảm rừ rệt nồng độ cortisol vào cuối buổi hũa nhạc cú ý nghĩa thống kê so với giá trị ban đầu [113].
Làm việc trí óc có liên quan đến tăng hàm lượng cortisol huyết tương.
Việc kiểm tra, thi cử là một trong những sự kiện căng thẳng, dẫn đến thay đổi về tâm thần và thể chất như tăng lo lắng, tăng cảm xúc âm tính và thay đổi chức năng miễn dịch [89], [91],[103], [114].
Nghiên cứu của S.A. Shamsdin và cs [114] trên 35 sinh viên đại học y ở miền nam Iran cho thấy nồng độ cortisol của sinh viên trước cuộc thi 1 giờ tăng có ý nghĩa thống kê so với nồng độ cortisol lấy trước khi thi một tháng. Nghiên cứu của Linda và cs [91] về mối quan hệ giữa cortisol và căng thẳng về tâm - sinh lý, bệnh lý cũng như lối sống trong sinh viên đại học Nga và Mỹ cho thấy ở nữ sinh viên có các triệu chứng lo âu nhiều hơn so với ở nam sinh viên.
Ở sinh viên Mỹ có các triệu chứng của bệnh trầm cảm nhiều hơn, đồng thời nồng độ cortisol máu cao hơn so với những sinh viên Nga.
Do đó có thể cho rằng tăng nồng độ cortisol được coi là “hằng số sinh lý” trong tình trạng stress [89].
1.3.3.4. Vai trò của hormon tuyến giáp trong phản ứng stress
Nghiên cứu của Zafar [129] về ảnh hưởng của cuộc thi tới nồng độ hormon tuyến giáp trên sinh viên y cho thấy nồng độ T3, T4 ở cả nam và nữ đều tăng, tỷ lệ T3/T4 giảm vào ngày thi so với ngày bình thường có ý nghĩa thống kê, trong đó nồng độ T3 tương tự ở cả hai giới, nồng độ T4 ở nữ cao hơn ở nam vào ngày thi có ý nghĩa thống kê. Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy trong suốt quá trình căng thẳng tâm lý, hormon tuyến giáp phản ứng ở nữ khác ở nam.
Tóm lại stress có thể được xem là một đáp ứng đa bình diện của con người đối với các kích thích có tính chất đe dọa hoặc có hại đối với cơ thể. Một hệ thống các đáp ứng phức tạp diễn ra trong cơ thể được quan sát thấy trong stress, bao gồm sự kích hoạt thần kinh giao cảm trong thời gian ngắn, phản ứng trung gian tiết adrenalin và noradrenalin từ tủy thượng thận và các biến đổi kéo dài của hệ nội tiết, hệ miễn dịch. Trạng thái stress có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, điều kiện lao động và các yếu tố xã hội. Tùy theo cường độ, tần số, thời gian kéo dài của kích thích và khả năng thích ứng của cơ thể mà mức độ stress đối với từng cá thể khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về nguyên nhân, cơ chế gây stress, đáp ứng của cơ thể với căng thẳng và xác định cách thức để đối phó cũng như lượng hóa mức độ stress bằng các chỉ số đo lường khách quan là rất quan trọng.
1.3.4. Trạng thái căng thẳng cảm xúc ở lứa tuổi sinh viên
Stress là vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống của con người nói chung và của lứa tuổi sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, không phải lúc nào stress cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh viên. Sự có mặt của stress đôi khi lại là điều cần thiết, tác động nhiều đến động cơ và hứng thú học tập của các em, thúc đẩy sinh viên vượt lên nó để ngày càng tiến xa hơn.
Stress chỉ ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh viên khi sinh viên không nhận thức được sự hiện diện của nó, hoặc nhận thức được nhưng lại không biết cách ứng phó cho phù hợp.
Những biểu hiện của stress ở lứa tuổi sinh viên
Các biểu hiện stress ở lứa tuổi sinh viên rất đa dạng. Có thể khái quát hoá thành những nhóm biểu hiện sau đây:
Những biểu hiện về thể chất và tâm lý
Khi bị stress, những dấu hiệu ban đầu có thể thấy ở sinh viên là nóng trong người, đau đầu, buồn ngủ, tiếp đó là tức ngực, nhịp tim tăng, hoa mắt, chóng mặt, đau cổ, đau lưng, khẩu vị thay đổi, chán ăn, cơ thể mệt mỏi [41]. Về tâm lý,
biểu hiện rừ nhất ở sinh viờn là khú tọ̃p trung chú ý , khó ghi nhớ, căng thẳng, không hăng hái tích cực trong hoạt động. Ngoài ra, ở sinh viên còn có hàng loạt những biểu hiện tâm lý khác cũng gây nên những biến đổi trong ứng xử và cảm xúc như họ cảm thấy không hài lòng về bản thân mình, không thích thú với hoàn cảnh xung quanh, cảm thấy buồn rầu có cảm giác trống rỗng, dễ cáu gắt, ít quan tâm đến mọi người, thiếu tự tin [41].
Những nguyên nhân gây stress ở lứa tuổi sinh viên:
Có nhiều nguyên nhân gây stress, vậy ở lứa tuổi sinh viên có những nguyên nhân nào? Có thể khái quát hoá thành những nhóm nguyên nhân sau:
Những nguyên nhân từ bản thân
Sinh viên đến học ở các trường đại học hầu hết phải sống xa gia đình.
Việc thay đổi từ một môi trường sống và học tập quen thuộc luôn được quan tâm chăm sóc bởi cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình sang một môi trường hoàn toàn mới mẻ đã khiến các sinh viên, đặc biệt là sinh viên những năm đầu rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng. Sống vô tổ chức cũng là một trong những nguyên nhân gây stress. Nhiều sinh viên còn chưa biết xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập hợp lý [84],[110].
Những nguyên nhân từ hoạt động học tập
Một trong những hoạt động chủ đạo của lứa tuổi sinh viên là hoạt động học tập. Thực tế cho thấy, có nhiều tân sinh viên dễ bị sốc với sự thay đổi đột ngột về yêu cầu và phương pháp học tập ở bậc đại học nên dễ bị căng thẳng khi tiếp xúc với môi trường học tập [115]. Xét trong phạm vi quá trình dạy học, phải có kiểm tra, đánh giá. Các đợt thi kiểm tra có thể là những tác nhân gây stress đối với nhiều sinh viên, nhưng cũng có thể lại là nguồn gây hào hứng đối với những sinh viên đã chuẩn bị kỹ lưỡng và lòng đầy tự tin. Ngoài ra, kết quả học tập không phải bao giờ cũng đạt được như bản thân mỗi sinh viên kỳ vọng. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo ra stress mà sinh viên phải đương đầu.
Những nguyên nhân từ gia đình
Áp lực từ phía gia đình cũng là một trong những tác nhân góp phần gây stress ở lứa tuổi sinh viên. Các bậc cha mẹ thường đặt kỳ vọng rất cao vào con, muốn con mình phải thành công trong việc học. Chính vì lý do đó, nhiều sinh viên không muốn cha mẹ phải thất vọng vì mình. Họ lao vào học với mong muốn đạt được kết quả. Tuy nhiên, kết quả học tập không phải lúc nào cũng đạt được như bản thân và gia đình họ mong muốn. Cho nên, đây cũng là một nguyên nhân góp phần tạo ra stress cho sinh viên [84].
Những nguyên nhân khác từ xã hội - cuộc sống - định hướng tương lai Các mối quan hệ xã hội, tình bạn, tình yêu, khó khăn trong cuộc sống liên quan đến chi phí sinh hoạt, cũng là nguyên nhân gây stress ở sinh viên.
Nhà ở chật chội, gò bó, tiếng ồn, đám đông và ô nhiễm là những nguyên nhân mụi trường rừ rệt nhất dẫn đến căng thẳng. Theo Redhwan [110], rối loạn giấc ngủ do yêu cầu học tập và thiếu hỗ trợ tài chính của sinh viên là một trong những yếu tố có liên quan đến nguyên nhân gây stress, đó là do sự gia tăng chi phí trong cuộc sống và cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Đây là những áp lực không nhỏ đã và đang đặt ra cho mỗi sinh viên.
Tóm lại, stress ở lứa tuổi sinh viên là một vấn đề khá phức tạp, mang tính liên ngành về nhiều lĩnh vực, đòi hỏi các nhà khoa học như tâm lý học, xã hội học và y học cùng tham gia, góp phần chăm sóc sức khỏe cho sinh viên- lực lượng chủ yếu bổ sung cho đội ngũ trí thức và là nguồn lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU