Phân tích khả năng sinh lời của công ty

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của công ty cp công nghiệp và phát triển miền bắc và giải pháp phát triển trong những năm tới (Trang 55)

- Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được tính trên một đơn vị càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. Như vậy, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là biểu hiện cao nhất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thì các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu như: các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản và khả năng sinh lợi của doanh thu, khả năng sinh lời của tổng vốn.

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty năm 2011,2012

Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2011

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.219 0.482

EBIT Triệu đồng 5.382 1.263

Doanh thu thuần Triệu đồng 253.287 33.034

Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 9.617 8.766

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 0,48 1,46

Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) % 6,42 3,31

Tỉ suất sinh lời trên tổng vốn (ROA) % 1,45 1,26

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE) % 12,68 5,50

(Nguồn: Phụ lục 1, phụ lục 2 Tài liệu tham khảo: giáo trình tài chính doanh nghiệp 1)

Bảng 2.20: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty năm 2011,2012

Nhận xét:

 Các chỉ tiêu tỉ suất năm 2012 hầu như đều tăng so với năm 2011 chứng tỏ hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của công ty ngày càng cao. Tuy nhiên các chỉ tiêu này của công ty đang rất hạn chế, công ty cần đưa ra nhũng biện pháp thích hợp để nâng cao khả năng sinh lời của công ty.

 ROS năm 2012= 0,48%, có nghĩa là trong 1 đồng doanh thu thu được thì có 0,048% đồng lợi nhuận sau thuế và ROS năm 2012 cón rất nhỏ và giảm mạnh so với năm 2011, chỉ bằng 1/3 chứng tỏ công tác quản lý chi phí của công ty chưa hợp lý và cần có những biện pháp để giảm chi phí cho công ty.

 ROAE năm 2012 là 6,42%, có nghĩa là nếu bỏ ra 1 đồng vốn để đàu tư vào tài sản thì thu được 6,42% đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, điều này tương tự cho năm 2011. Chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2011 đến năm 2012 do công ty đã sử dụng tài sản của mình ngày càng tốt trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty.

 ROA cũng tăng nhẹ từ năm 2011 sang năm 2012, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đới với công ty, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công ty kinh doanh càng có lãi. Năm 2012 chỉ tiêu này là 1,45% có nghĩa là công ty bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì thu được 1,45% đồng lợi nhuận sau thuế, và tương tự cho năm 2011.

 ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các cổ đông của công ty, chỉ tiêu này thể hiện khi các cổ đông bỏ ra 1 đồng vốn để đầu tư vào công ty thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012 chỉ tiêu này tăng nhanh so với năm 2011( gấp hơn 2 lần), điều này khiến cho các cổ đông ngày càng tin tưởng vào sự đầu tư của mình và thu hút được nhiều nguồn vốn khác.

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH

3.2 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012.

•Trong 3 năm từ 2010 tới 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đều có những bước tiến rất đáng kể trong tất cả các mặt… thực sự đây là một thành công lớn của công ty.

•Là đơn vị đi đầu trong ngành nhựa, với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm. Công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nghiên cứu đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại cho ra đời những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo tính kỹ thuật, mỹ thuật và sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc tự nhiên mang đến không gian sống sang trọng, lịch lãm, độc đáo và đẳng cấp chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Đặc biệt các sản phẩm có ưu thế vượt trội như: Cửa nhựa, ri ốp tường, tấm trần nhựa luôn là lựa chọn hàng đầu của các công trình, căn hộ cao cấp, các tòa nhà biệt thự và những khu nghỉ dưỡng resort, khách sạn, văn phòng…

•Bên cạnh thế mạnh về ngành nhựa, công ty tiếp tục phát triển sâu thêm lĩnh vực xây lắp công trình, xây dựng, giao thông, thủy lợi với năng lực thi công các gói thầu lên đến hàng trăm tỷ đồng.

•Để tạo thế phát triển bền vững, công ty đã mở rộng phát triển lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, nhựa đường, hóa chất ngành nhựa vừa phục vụ nhà máy sản xuất vừa cung cấp thương mại cho toàn khu vực.

•Vì vậy, công ty đã xây đựng được thương hiệu VILACONIC trên thị trường và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có những bước tiến, bước phát triển rất lớn trong những năm qua, bằng chứng là tài sản, nguồn vốn hay doanh thu và lợi nhuận của công ty năm sau luôn tăng hơn so với năm trước rất nhiều, lên tới hàng trăm phần trăm.

•Trong quá trình hình thành và phát triển công ty, hoàn thiện tổ chức, các hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm thì trên tất cả các mặt của công ty đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể:

3.1.2 Tình hình về cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty.

Ưu điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Công ty có bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình cơ cấu, chức năng, thống nhất từ trên xuống. Tạo điều kiện cho giám đốc kiểm tra chặt chẽ hoạt động của từng bộ phận.

•Bộ máy quản lý của công ty gọn, nhẹ nhưng có độ hợp lý rất cao. Chính vì thế đã phát huy ưu thế chuyên môn ngành nghề, mỗi bộ phận trong công ty phát huy được sức mạnh của mình.

•Công ty đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, và lĩnh vực chuyên môn như công ty đã sử dụng phần mềm tatolsofl cho bộ phận kế toán.

Hạn chế:

•Các trưởng phòng giỏi trong lĩnh vực của mình tuy nhiên năng lực về quản trị chung công ty còn hạn chế. Họ chỉ chịu trách nhiệm trong chức năng của mình nên sự phối hợp giữa các phòng ban còn chưa dược chặt chẽ và còn nhiều hạn chế trong tình trạng đổ lỗi trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của công ty.

•Trong bộ máy chức năng của công ty còn thiếu 1 số phòng ban chức năng như phòng marketing nên việc tiêu thụ sản phẩm, hoạt động marketing của công ty ang gặp khó khăn.

3.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing của công ty.

Ưu điểm:

•Trong những năm qua công ty đã đưa ra những chiến lược marketing về giá, sản phẩm,... có hiệu quả. Vì vậy tình hình tiêu thụ sản phẩm năm sau tăng mạnh so với năm trước.

•Công ty đã mở rộng được mạng lưới hệ thống phân phối, đại lý ở nhiều tỉnh trong nước và đã mở rộng được hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.

•Công ty đã đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm về chủng loại, mẫu mã, màu sắc phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

•Công ty sử dụng kênh phân phối qua nhiều trung gian giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận đến sản phẩm và phục vụ khách hàng một các nhanh nhất.

•Các hoạt động xúc tiến được quan tâm, hình ảnh công ty được công chúng biết đến thông qua truyền thanh, truyền hình, báo đài...

Hạn chế:

•Hình thức khuyến mãi sản phẩm chưa gây được ấn tượng và thu hút sự chú ý của các đại lý và người tiêu dùng một cách mạnh mẽ.

•Công ty chưa có phòng ban chuyên hoạt động trên lĩnh vực marketing.

•Công ty chưa chú trọng đến khâu tuyển dụng để lựa chọn những nhân viên có kỹ năng về chuyên môn marketing.

•Hoạt động marketing của công ty chưa được đang còn hạn chế mới chỉ tập trung vào một số vùng, tỉnh thành chứ chưa lan rộng ra khắp cả nước, và hoạt động xuất nhập khẩu thì mới chỉ tập trung vào các nước nhỏ xung quanh Việt Nam.

3.1.4 Công tác quản lý nguyên vật liệu.

Ưu điểm:

•Tuy công ty có nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau nhưng công ty đã có có công ty quản lý nguyên vật liệu tốt về bến

bãi, phân loại, bố trí và bảo quản trong kho, có công tác hạch toán nhanh gọn, đầy đủ, kịp thời.

•Đã xác định được nhu cầu và kế hoạch dự trữ nguyên vật tốt đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục và giảm thiểu chi phí liên quan.

Hạn chế:

•Lượng dự trữ nguyên vật liệu thường xuyên mỗi ngày đang ở mức khá cao so với tình hình sản xuất của công ty, nó khiến cho hàng tồn kho của công ty tăng, chi phí bảo quản chưa được giảm một cách tối đa.

3.1.5 Tình hình lao động và tiền lương.

Ưu điểm:

•Công ty đã xây dựng cho mình một cơ cấu lao động phù hợp với đặc thù của công ty, bố trí sử dụng và đào tạo đội ngũ lao động ngày càng nâng cao được hiệu quả của lao động, nâng cao năng suất lao động. Điều này đã giúp cho công ty xây dựng được các định mức đơn giá và hình thức trả lương cho nhân viên trong toàn công ty đúng với công việc và chức vụ mà người đó đảm nhận. Tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động và ngày càng mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

•Công ty đã có những chính sách đãi ngộ đối với lao động của công ty. Ngoài lương theo bậc thợ thì người lao động còn được hưởng nhiều loại phụ cấp như phụ cấp tiền ăn, phụ cấp xăng xe, điên thoại, phụ cấp độc hại... và có chính sách thưởng hợp lý để giữ chân những lao động có tay nghề cao...

•Nhiều cán vộ công nhân viên của công ty đã được công ty cho đi học các lớp theo trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạn chế:

Công ty chỉ trả lương theo thời gian nên còn chưa phát huy hết được năng lực sản xuất của lao động. Những lao động tạo ra số sản phẩm khác nhau trong cùng một thời gian mà vẫn được hưởng lương như nhau.

3.1.6 Tình hình chi phí, giá thành.

Ưu điểm:

•Công tác tính chi phí giá thành phản ánh tương đối chính xác về thực trạng của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty.

• Do đánh giá đúng tầm quan trọng mà việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên công ty đã thực hiện tiến hành đều đặn hàng tháng, sát thực tế.

•Các khoản mục và yếu tố chi phí liên quan đến các quá trình sản xuất, thi công công trình được kế toán chi phí xác định rõ ràng giúp giám đốc và kỹ sư chuyên môn dễ dàng xác định được tầm quan trọng của từng yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm để lập kế hoạch ngân sách. Mở rộng sổ theo dõi và quản lý chi phí sản xuất đúng chế độ của nhà nước, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

•Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời cho ban quản lý công ty trong việc lập kế hoạch sản xuất và điều hành thực hiện chúng.

Hạn chế:

•Công tác quản lý chi phí của công ty còn nhiều bất cập và đang rất cao, nhất là chi phí NVL nên tuy công ty tạo ra nhiều doanh thu nhưng lợi nhuận lại đang rất hạn chế.

3.1.7 Tình hình biến động tài sản cố định của công ty.

Ưu điểm:

•Công ty đã kịp thời áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh quản lý, đổi mới trang thiết bi, máy móc công cụ dụng cụ tiên tiến đã giúp cho công ty tiết kiệm được nhiều chi phí cho lao động thủ công và tiết kiệm nguồn lao động.

•Công ty đã đầu tư mua mới dây chuyền sản xuất từ nước ngoài và nhiều máy móc thiết bị hiện đại.

•Các nhà kho, nhà xưởng, văn phòng hay các máy móc – thiết bị thường xuyên được đầu tư nâng cấp đảm bảo an toàn cho người lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu.

•Công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại tài sản và tình hình hoạt động của công ty giúp làm giảm giá thành sản phẩm và tái đầu tư sản xuất.

Hạn chế:

•Do nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên việc đổi mới máy móc trang thiết bị còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.

3.1.8 Tình hình tài chính của công ty.

Ưu điểm:

•Công ty đã giảm bớt được tỉ trọng hàng tồn kho, điều này đã giúp cho khả năng thanh toán của công ty ngày càng được nâng cao và tiết kiệm được nhiều chi phí (chi phí lưu kho, bảo quản...), làm cho khả năng hoạt động của công ty ngày càng cao (thể hiện ở chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm).

•Công ty sử dụng nguồn vốn của mình ngày càng hiệu quả, điều này giúp cho khả năng luân chuyển vốn của công ty ngày càng được cải thiện, Đảm bảo cho công ty dễ dàng huy động vốn để tái đầu tư

•Công ty sử dụng hiệu quả các loại đòn bẩy ở mức cao làm cho lợi nhuận và EPS ngày càng được nâng cao do sự khuếch đại của đòn bẩy.

Hạn chế:

•Tuy công ty đã giảm được tỉ trọng hàng tồn kho nhưng vẫn đang ở mức cao khiến cho khả năng thanh toán nhanh của công ty gặp khó khăn. Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh nên lượng dự trữ tiền mặt còn nhỏ nên khả năng thanh toán tức thì của công ty ở mức rất thấp, làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc

•Hệ số nợ của công ty ở mức rất cao và công ty sử dụng các đòn bẩy ở mức cao, điều này làm cho công ty có thể gặp rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh.

•Công ty cũng đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tào sản dài hạn, như vậy rủi ro của công ty lại càng tăng cao.

•Tuy khả năng sinh lời của công ty đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn đang ở mức rất thấp, điều này có nghĩa là công ty bỏ ra vốn nhiều mà lợi nhuận thu về còn hạn chế.

3.2 Biện pháp hoàn thiện công ty.

Để có thề tồn tại và phát triển trên thị trường, nhất là thời kỳ kinh tế khó khăn các công ty cạnh tranh gay gắt thì công ty cần có những biện pháp phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của mình để đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thời gian thực tập, dưới góc độ một sinh viên thực tập kết hợp cùng kiến thức đã học tại trường, tuy thời gian thực tập còn hạn chế song em cũng xin đưa ra một số ý kiến nhằm thực hiện tốt mục tiêu của công ty:

Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty.

- Nâng cao trình độ quản lý cho các trưởng phòng, các cấp lãnh đạo của công ty. Các phòng ban chuyên môn phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của công ty.

- Xây dựng thêm một số phòng ban chuyên môn cần thiết cho sự phát triển của

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của công ty cp công nghiệp và phát triển miền bắc và giải pháp phát triển trong những năm tới (Trang 55)