Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của công ty cp công nghiệp và phát triển miền bắc và giải pháp phát triển trong những năm tới (Trang 31)

Đánh giá đúng và kịp thời hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ giúp cho việc quản lý tài sản cố định được dễ dàng, sử dụng tối đa công suất của TSCĐ và tạo ra được giá trị sản xuất lớn hơn.

Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ là ta nghiên cứu kết cấu TSCĐ trong công ty, tình hình tăng giảm TSCĐ và thống kê tình hình trang bị TSCĐ cho lao động. Trên cơ sở đó, có kế hoạch điều chỉnh tăng giảm, mua mới hay loại bỏ TSCĐ, có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ. Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho công ty.

Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011

Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân Triệu đồng 17.429 10.530

Kết cấu từng loại TSCĐ

Nhà cửa, vật kiến trúc % 25,16 36,36

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhựa % 49,81 50,42

Thiết bị dụng cụ quản lý % 0,80 0,66 Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các công trình % 15,72 0,33

TSCĐ vô hình % 4,94 7,83 Tình hình tăng giảm TSCĐ Hệ số tăng TSCĐ % 44,23 34,78 Hệ số giảm TSCĐ % 3,26 0,00 Hệ số đổi mới TSCĐ % 44,23 34,78 Hệ số loại bỏ TSCĐ % 3,26 0,00 Hiệu quả sử dụng TSCĐ

Giá trị sản xuất Triệu đồng 239.805 28.898

Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.219 482

Số công nhân Công nhân 243 158

Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị SX Lần 13,76 2,74 Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận Lần 0,07 0,05 Hệ số trang bị TSCĐ cho một lao động sản xuất Triệu đồng 71,72 66,65

(Nguồn: Phụ luc 2 Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn thực tập cơ sở ngành TCNH)

Bảng 2.8 : Bảng phản ánh tình hình sử dụng TSCD của công ty

Nhận xét:

- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011thay đổi không nhiều, chiếm chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất nhựa (chiếm khoảng 50% trong cả 2 năm). Năm 2012 thay đổi chủ yếu là giảm tỉ trọng nhà cửa, vật kiến trúc và tăng máy móc phục vụ sản xuất công trình (vì công ty ngày càng đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình).

- Trong cả 2 năm 2011 và 2012 thì biến động TSCĐ chủ yếu là biến động tăng, hầu hết là do mua mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, chỉ có một tỉ trọng nhỏ là do nâng cấp sửa chữa. Năm 2012 thì tỉ lệ tăng là 44,23% cao hơn năm 2011 đến 10% chứng tổ công ty ngày càng chú trọng vào đổi mới máy móc công nghệ áp dụng khoa học công nghệ vào xản xuất.

- Ta thấy hệ số tăng TSCĐ bằng hệ số đổi mới TSCĐ, hệ số giảm TSCĐ bằng Hệ số loại bỏ TSCĐ trong cả 2 năm do biến động tăng TSCĐ là đều do mua mới hoặc nâng cấp sửa chữa chứ không có nguồn tăng từ góp vốn hay được tài trợ. Biến động giảm TSCĐ thì do TSCĐ hết thời gian khấu hao, bị hư hỏng.

- Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị sản xuất và lợi nhuận đều tăng nhưng tính theo giá trị sản xuất thì tăng nhanh tới hơn 4 lần so với năm 2011 còn theo lợi nhuận

chỉ tăng nhẹ (tăng 0,4 lần), chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả TSCĐ để tạo ra giá trị sản xuất nhưng tạo ra lợi nhuận thì dang còn hạn chế.

- Tuy số lượng lao động năm 2012 tăng tới 54% so với năm 2011 nhưng do công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, TSCĐ nhiều hơn nên hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân năm 2012 tăng 5% so với năm 2011.

- Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty ngày càng đạt hiệu quả cao. Trong tương lai công ty nên tiếp tục sử dụng hợp lý TSCĐ và khai thác tối đa công suất để đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.

2.3.3 Thống kê máy móc – thiết bị hiện có của công ty.

• Số lượng máy móc – thiết bị hiện có là chỉ tiêu phản ánh số lượng máy móc – thiết bị hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là cuối kỳ).

• Tại ngày 31/12/2012 thì công ty có 133 máy móc thiết bị với tổng trị giá là 22.111 triệu đồng các loại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó phải kể đến một số máy móc thiết bị mới có giá trị lớn như: Dây chuyền sản xuất trần nhựa số 1 được nhập khẩu từ Trung Quốc ngày 1/4/2011 có nguyên giá là 1,5 tỷ; Máy đào hiệu DAEWOO SOLAR-130 mua ngày 1/4/2012 có nguyên giá 700 triệu; Hai dây chuyền tạo hạt nhựa được nhập khẩu từ Đài Loan với nguyên giá gần 900 triệu...

• Đến nay toàn bộ số máy móc – thiết bị của công ty đều đã được lắp đặt đưa vào sử dụng. Tất cả số máy móc – thiết bị đều đang hoạt động hàng ngày không có máy móc – thiết bị ngừng việc để sữa chữa, bảo dưỡng hay dùng để dự phòng.

2.4 Công tác quản lý lao động tiền lương trong công ty.

2.4.1 Cơ cấu lao động của công ty.

Cùng với sự phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu VILACONIC ngày càng lớn mạnh được mọi người biết đến thì số lượng công nhân viên của công ty cũng tăng nhanh trong những năm vừa qua.

Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ chuyên môn

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) Số lượng (người) Tỉ trọng (%) 1.Tổng số lao động 243 100 158 100 78 100

2.Theo trình độ chuyên môn:

Thạc sĩ 2 0,82 2 1,27 0 0,00 Đại học 54 22,22 34 21,52 19 24,36 Cao đẳng 6 2,47 4 2,53 2 2,56 Trung cấp 11 4,53 7 4,43 4 5,13 Phổ thông 170 69,96 111 7025 53 67,95 3. Theo giới tính:

Nam 154 63,37 116 73,42 59 75,64

Nữ 89 36,63 42 26,58 19 24,36

(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)

Bảng 2.9 : Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 Qua bảng trên cho thấy:

 Số lao động của công ty tăng nhanh từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010 công ty mới chỉ có 78 nhân viên mà năm 2011 đã tăng lên 158 lao động (tăng 80 lao động tương ứng 103%), đến năm 2012 thì số lao động tiếp tục tăng 85 lao động (tăng 54% so với năm 2011 và 212% so với năm 2010).

 Vì đặc điểm sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất sản phẩm nhựa và thi công công trình nên số lao động nam của công ty luôn cao hơn nhiều so với lao động nữ nhưng sự chênh lệch giới tính ngày càng được rút ngắn. Điều này được thể hiện ở chỗ năm 2010 thì tỉ trọng lao động nam chiếm tới 75.64% gấp hơn 3 lần số lao động nữ, đến năm 2011 thì mức chênh lệch chỉ giảm nhẹ nhưng đến năm 2012 thì tỉ trọng lao động nam chỉ còn 63,37%, chỉ còn gấp 1,73 lần số lao động nữ.

 Tuy số lao động của công ty có trình độ đại học ở mức khá cao (luôn ở mức trên 20%) nhưng số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp, đặc biệt là sau đại học còn nhỏ trong khi số lao động phổ thông lại chiếm tỉ trong khá cao (khoảng 70%).

2.4.2 Công tác quản lý tiền lương.

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiền lương luôn được coi là một bộ phận quan trọng của giá trị hàng hoá. Ngoài ra, tiền lương còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động.

- Như chúng ta đã biết, tiền lương đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động, nó quyết định sự ổn định, phát triển của nền kinh tế và kinh tế gia đình của họ. Tiền lương là nguồn để tái sản xuất sức lao động vì vậy nó tác động rất lớn đến thái độ của người lao động đối với sản xuất, quyết định tâm tư tình cảm của nhân dân đối với chế độ của XH. Xét trên góc độ quản lý kinh doanh, quản lý XH, vì tiền lương luôn là nguồn sống của người lao động nên nó là đòn bẩy kinh tế cực kỳ quan trọng. Thông qua chính sách tiền lương, Nhà nước có thể điều chỉnh lại nguồn lao động giữa các vùng theo yêu cầu phát triển kinh tế XH của đất nước.

- Xét trên phạm vi Doanh nghiệp, tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích người lao động phát huy khả năng lao động sáng tạo của họ, làm việc tận tụy, có trách nhiệm cao đối với công việc. tiền lương cao hay thấp là yếu tố quyết định đến ý thức công việc của họ đối với Công ty. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà phần lớn lao động được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao động, người lao động có quyền lựa chọn làm việc cho nơi nào mà họ cho là có lợi nhất. Vì vậy chính tiền lương là điều kiện đảm bảo cho Doanh nghiệp có một đội ngũ lao động lành nghề. Thông qua tiền lương, người lãnh đạo hướng người lao động làm

việc theo ý định của mình, nhằm tổ chức hợp lý, tăng cường kỷ luật lao động cũng như khuyến khích tăng năng suất lao động trong sản xuất.

- Vì vậy phát huy hết khả năng của người lao động, khuyến khích tăng năng suất lao động thì mỗi công ty cần có những chính sách về tiền lương phù hợp với ngành nghề kinh doanh và sự phát triển của công ty.

- Hiện nay, công ty CP CN & PT XD Miền Bắc trả lương cho lao động theo thời gian làm việc: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, hệ số bậc thợ và đơn giá tiền lương theo thời gian. Công ty trả lương cố định theo tháng trên cơ sở hợp đồng lao động ( Trả bằng tiền mặt vào ngày mùng 10 hàng tháng).

- Hàng tháng, bộ phận kế toán tiền lương sẽ tập hợp số công của từng lao động trong công ty để tính lương theo bậc thợ

+ Lương 1 tháng/1lao động=số công*hệ số lương theo bậc thợ

Ngoài lương theo bậc thợ thì lao động của công ty còn được nhận thêm các khoản phụ cấp (tiền xăng xe, phụ cấp độc hai, tiền ăn...) và tiền thưởng hàng tháng.

+ Quỹ lương tháng của công ty= tổng lương tháng của từng lao động. + Tổng quỹ lương năm của doanh nghiệp=tổng quỹ lương 12 tháng

Theo đó thì ta có tổng quỹ lương của công ty trong các năm gần đây như sau:

Tổng quỹ lương từ năm 2011-2012

(Đvt: triệu đồng)

Năm Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010

Tổng quỹ lương 8.735 2.812 1.320

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Bảng 2.10: Tổng quỹ lương năm 2010-2012

2.5. Công tác quản lý chi chi phí và tính giá thành sản phẩm.

2.5.1 Tập hợp chi phí sản xuất.

Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố bao gồm:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu.

- Chi phí nhân công.

- Chi phí khấu hao TSCĐ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại,...

- Chi phí khác bằng tiền.

Cơ cấu các loại chi phí trong khi tập hợp chi phí sản xuất

(Đvt:triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng

CP NVL trực tiếp 229.375 95,65% 25.98 89,90%

CP khấu hao TSCĐ 2.968 1,24% 1.182 4,09% CP dịch vụ mua ngoài và CP khác 1.399 0,58% 85 0,29%

(Nguồn: Phòng kế toán –tài chính)

Bảng 2.11: Cơ cấu các loại chi phí của công ty

Nhận xét:

- Chi phí NVL luôn chiếm tỉ trọng cao trong kết cấu chi phí sản xuất (năm 2011 là 89,90%, năm 2012 chiếm 95,65%). Ngoài ra chi phí nhân công và khấu hao TSCĐ cũng chiếm một phần đáng kể trong kết cấu chi phí, chi phí các dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền thì chiếm một phần nhỏ nhưng không thể thiếu cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Chi phí sản xuất đang rất lơn trong doanh thu của công (năm 2011 là 87,485, năm 2012 là 94,68%) khiến cho lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ so với lượng doanh thu thu được nên công ty cần có những biện pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí NVL để đem lại lợi nhuận cao hơn.

- Khi sản xuất 1 sản phẩm trong từng giai đoạn khác nhau thì cần sử sử dụng những vật liệu chính, vật liệu phụ khác nhau, như khi sản xuất hạt nguyên sinh (là một bước trong quá trình sản xuất nhựa) thì cần những nguyên vật liệu chính như: bột nhựa PVC, chất ổn định SMS 318, hóa chất ổn định 202,acid LP-530, bột đá MTM30, ngoài ra còn phải sử dụng thêm một số nguyên vật liệu phụ như bột hóa chất CPE,bột màu xanh, các loại hóa chất khác.

2.5.2 Tính giá thành sản phẩm.

- Giá thành là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm kiếm lợi nhuận. Mặt khác, giá thành còn là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói giá thành là tấm gương phản chiếu toàn bộ biện pháp , tổ chức quản lý kinh tế, liên quan đến tất cả các yếu tố chi phí trong sản xuất.

- Giá thành là thước đo hao phí để sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm, là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách giá, là căn cứ quan trọng để kiểm tra chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Do đó, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho công ty mình một phương pháp tính giá thành hợp lý.

- Công ty CP CN & PT XD Miền Bắc áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước kết chuyển tuần tự để tính giá thành cho tât cả các sản phẩm của công ty từ sản phẩm nhựa hay là công trình hoàn thiện.

- Công ty xây dựng mức chi phí phù hợp. Bên cạnh đó công ty cũng lên đấy mạnh và hoàn thiện hơn công tác tính giá thành cho các đơn vị xây dựng để đánh giá chính xác giá thành của các công trình và tạo ra được lợi nhuận lớn hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng tập hợp chi phí và giá thành toàn

Tập hợp chi phí, giá thành toàn bộ của công ty

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

Mức % NVL trực tiếp 229.375 25.980 203.395 782,89 NC trực tiếp 6.063 1.651 4.412 267,23 Sản xuất chung 4.367 1.267 3.100 244,67 Giá thành SX sản phẩm 239.805 28.898 210.907 729,83 Chi phí bán hàng 4.896 776 4.120 530,93 Chi phí quản lý DN 3.250 2.101 1.149 54,69 Giá thành toàn bộ: 247.951 31.775 216.176 680,33

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Tài liệu tham khảo: giáo trình tài chính doanh nghiệp 1)

Bảng 2.12: Bảng tập hợp chi phí, giá thành của công ty năm 2011, 2012.

Nhận xét:

- Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tổng chi phí của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ba Đình Số 3 năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011, cụ thể:

+ Chi phí NVL trực tiếp: là chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá thành toàn bộ. Năm 2012 đạt 229.375 triệu đồng, tăng 203.395 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ tăng là 782,89%.

+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cũng tăng với tỉ lệ lớn nhưng nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí NVL trực tiếp, chỉ tăng khoảng 250% so với năm 2011. Điều đó là do công ty đã đào tạo được đội ngũ nhân công lành nghề và

có những biện pháp tính khấu hao, tiết kiệm các dịch vụ mua ngoài nên đã tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong giá thành sản xuất.

+ Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất tăng như vậy nên đã làm cho giá thành SX sản phẩm năm 2012 tăng 729,83% tương

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của công ty cp công nghiệp và phát triển miền bắc và giải pháp phát triển trong những năm tới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w