Tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của công ty

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của công ty cp công nghiệp và phát triển miền bắc và giải pháp phát triển trong những năm tới (Trang 47 - 51)

2.7.2.1 Đòn bẩy hoạt động.

Để xác định được tác động của đòn bẩy hoạt động ảnh hưởng như thế nào tới việc gia tăng lợi nhuận của công ty thì ta phải xác được lượng chi phí cố định và tỉ trọng chi phí cố định trong tổng chi phí mà công ty đã đầu tư.

Các loại chi phí của công ty năm 2011, 2012

(Đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

 CP cố định: 11.114 4.059 CP bán hàng 4.896 776 CP QLDN 3.250 2.101 CP SXC 2.968 1.182 CP biến đổi: 236.837 27.716 CP NVL trực tiếp 229.375 25.98

CP nhân công trực tiếp 6.063 1.651

CP SXC 1.399 85

(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính Tài liệu tham khảo: giáo trình tài chính doanh nghiệp 1)

Bảng 2.15: Các loại chi phí của công ty năm 2011,2012 Từ bảng trên ta có nhận xét:

- Trong cả hai năm 2011, 2012 thì chi phí cố định đều chiếm tỉ trong nhỏ trong tổng chi phí và có xu hướng giảm từ năm 2011 sang năm 2012 ( năm 2011 là 12,77%, năm 2012 giảm chỉ còn 4,48%)

- Chi phí năm 2012 tăng nhanh với tốc độ tương đương với doanh thu so với năm 2011. Doanh thu năm 2012 tăng 666,75%, chi phí năm 2012 tăng 680,33% do: chi phí cố định tăng 173, 81%, chi phí biến đổi tăng 754,51%. Tốc độ tăng chi phí biến đổi nhanh hơn tốc đọ tăng doanh thu dẫn đến tăng tỉ trọng chi phí biến đổi trong doanh thu năm 2012 (93,51%) so với năm 2011(83,90%) là gần 10%.

Độ bẩy hoạt động (DOL) ở mức doanh thu

Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động

Phần trăm thay đổi doanh thu

=

Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động.

 Độ bẩy hoạt động = EBIT

F EBIT +

=> Năm 2012: Độ bẩy hoạt động= 5.375 114 . 11 375 . 5 + = 3,08

Năm 2011: Độ bẩy hoạt động = 1.163 059 . 4 163 . 1 + = 4.49

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi DOL năm 2012 so với năm 2012

 Độ bẩy hoạt động cả hai năm đều dương chứng tỏ công ty đã vượt qua sản lượng hòa vốn. Độ bẩy hoạt động năm 2011 bằng 4,49 có nghĩa là ở mức doanh thu 33.034 triệu đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 4,49% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu. Nói cách khác, một gia tăng X% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 4,49X% trong lợi nhuận hoạt động. Tương tự, một sụt giảm X% trong doanh thu đưa đến một sụt giảm 4,49X% trong lợi nhuận hoạt động.

 Độ bẩy hoạt động năm 2012 bằng 3,08 có nghĩa là từ mức doanh thu 253.287 triệu đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 3,08% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu, một gia tăng X% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 3,08X% trong lợi nhuận hoạt động và ngược lại.

 Qua biểu đồ trên ta thấy độ bẩy hoạt động từ năm 2011 sang năm 2012 có sự sụt giảm ( từ 4.49 năm 2011 sụt xuống chỉ còn 3.08 năm 2012), điều đó thể hiện khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận năm 2011 nhạy cảm hơn và rủi ro cũng lớn hơn

năm 2012. Vì thế mà khi tốc độ tăng doanh thu của 2 năm là như nhau thì lợi nhuận hoạt động năm 2012 có tốc độ tăng nhỏ hơn năm 2011.

Ý nghĩa của độ bẩy hoạt động đối với công ty

• Trong năm 2012, công ty có sự thay đổi doanh thu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của công ty khi sử dụng mức chi phí cố định là 4.059 triệu đồng.Năm 2011, chi phí cố định là 11.114 triệu đồng.

• DOL từ năm 2012(3.08) đến năm 2011(4.49) việc sụt giảm DOL không mang tính chủ quan do công ty chỉ quyết định được một phần vào tài sản cố định.

• Khi biết DOL thì công ty có thể biết trước được sự ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.

• Ở đây VILACONIC sử dụng hệ số DOL khá lớn, phù hợp với tình hình doanh nghiệp hiện tại và đủ để khuyếch đại lợi nhuận nên đã đem lại lợi nhuận đáng kể mà gặp ít rủi ro cho công ty.

• Nếu trong tương lai công ty muốn đạt được lợi nhuận kỳ vọng nào đó khi biết được DOL Vinamilk xác định được doanh thu cần đạt được từ đó đưa ra các giải pháp cần thực hiện để đạt được chỉ tiêu, kế hoạch của công ty đề ra.

• Khi biết trước sự ảnh hưởng của doanh thu đến EBIT, công ty có thể chủ động quyết định chính sách doanh thu và chi phí cho phù hợp nhất. Tuy nhiên không phải độ bẩy hoạt động càng cao thì càng có lợi cho công ty. Vì nếu có sự sụt giảm nhẹ của doanh thu cũng có thể dẫn đến sự thua lỗ cho công ty.

2.7.2.2 Phân tích đòn bẩy tài chính

Xác định độ bẩy tài chính DFL theo công thức: DFL =

EBIT EBITIPD

1−T

Vì công ty không huy động vốn bằng cổ phiếu ưu đãi nên 1PDT =0 Khi đó:

Năm 2012: DFL= 5.3825.382−3.895 = 3,62 Năm 2011: DFL = 1.2631.263−781 = 2,62

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của DFL năm 2012 so với năm 2011

Nhận xét :

- Năm 2011, DFL = 2,62 có nghĩa là nếu EBIT thay đổi 1% thì EPS sẽ thay đổi 2,62% theo cùng chiều với thay đổi trong EBIT

- Năm 2012, DFL = 3,62 có nghĩa là nếu EBIT thay đổi 1% thì EPS sẽ thay đổi 3,62% cùng chiều với thay đổi trong EBIT. Nói cách khác, một gia tăng 10% trong EBIT sẽ dẫn đến một gia tăng 36,2% trong EPS, tương tự một sụt giảm 10% trong EBIT sẽ dẫn đến một sụt giảm 36,2% trong EPS.

- Độ bẩy tài chính của công ty VILACONIC ở mức khá cao và tăng khá nhanh từ năm 2011 đến năm 2012 nguyên nhân là co chi phí lãi vay tăng. Ta thấy hoạt động đi vay của công ty tăng đáng kể, năm 2012 tăng 1,88% tương đương 31.709 triệu đồng so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay của công ty năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011 (tăng 326%) điều đó chứng tỏ công ty sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả và đã với DFL khá cao như vậy đã giúp cho doanh nghiệp khuếch đại được sự tăng EPS một cách đáng kể (EPS năm 2012 tăng 153% tương ứng với với 819 đồng/CP).

- Công ty sử dụng độ bẩy tài chính ở mức cao như vậy chứng tỏ công ty rất mạo hiểm bởi DFL cao thì có thể khuếch đại sự tăng trưởng của công ty nhưng trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay thì công ty có thể gặp rất nhiều rủi ro thì nó cũng khuếch đại sự thua lỗ của công ty. Vì thế công ty nên xem xét kỹ để có một phương pháp sử dụng đòn bẩy phù hợp đủ để khuếch đại sự tăng trưởng mà hạn chế tối đa được sự rủi ro

2.7.2.3 Phân tích đòn bẩy tổng hợp

Công ty đã sử dụng kết hợp cả hai đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính để gia tăng ROE(hay EPS).Đầu tiên là số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT( tác động của đòn bẩy hoạt động ) sau đó sự thay đổi của EBIT làm thay đổi ROE (hay EPS)(tác động của đòn bẩy tài chính).Sự kết hợp cả hai đòn bẩy như vậy tạo ra đòn bẩy tổng hợp.

Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp(DTL-Degree of Total Leverage) được xác định như sau:

DTL = DOL×DFL

Sự thay đổi của đòn bẩy năm 2012 so với năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

DOL 3,08 4,49

DFL 3,62 2,62

DTL 11,15 11,76

(Tài liệu tham khảo: giáo trình tài chính doanh nghiệp 2)

Bảng 2.16: Sự thay đổi của các loại đòn bẩy năm 2012 so với năm 2011

- Công ty sử dụng cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính đều ở mức cao khiến cho độ bẩy tổng hợp của công ty rất cao và năm 2012 thì giảm nhẹ so với năm 2011 do độ bẩy tài chính năm 2012 tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ giảm của độ bẩy hoạt động.

- Năm 2011, Độ bẩy tổng hợp bằng 11,76 tức là mỗi thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1% ở mức doanh thu 33.034 triệu đồng sẽ dẫn đến thay đổi tăng lên hay giảm xuống 11,76 lần trong EPS. Năm 2012: Độ bẩy tổng hợp bằng 11,15 tức là mỗi thay đổi tăng lên hay giảm xuống 1% ở mức doanh thu 253.287 triệu đồng sẽ dẫn đến thay đổi tăng lên hay giảm xuống 11,15 lần trong EPS.

- Trong năm 2012, công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động ở mức 3,08 thấp hơn so với năm 2011 là 4,49, nhưng công ty lại sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao hơn cho thấy công ty ngày càng chú trọng vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính hơn là sử dụng đòn bẩy hoạt động.

- Công ty sử dụng các đòn bẩy ở mức rất cao làm cho khi tăng doanh thu sẽ khuếch đại mức tăng rất lớn cho EPS nhưng nó lại khiến cho công ty gặp nhiều rủi ro lúc khó khăn, chứng tỏ công ty đã lựa chọn phương án rất mạo hiểm để phát triển.

Một phần của tài liệu tình hình hoạt động của công ty cp công nghiệp và phát triển miền bắc và giải pháp phát triển trong những năm tới (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w