ðạm là nguyên tố quan trọng hàng ñầu ñối với cơ thể sống, là thành phần cơ bản trong quá trình tổng hợp protein, ñồng hoá cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ…ðạm là nguyên tố cần thiết ñể hình thành các tế bào mới, cấu nên các bộ phận như rễ, thân lá, củ… ðạm có tác dụng hoạt hoá mầm trên củ cả về số
lượng và chất lượng, thúc ñẩy củ nhanh chín sinh lý, làm tăng năng suất củ
(Nguyễn Như Hà, 2006)
Cũng theo Nguyễn Như Hà (2006), việc thiếu ñạm cây sinh trưởng, phát triển chậm, bị còi cọc, hệ rễ kém phát triển, không hút ñược các chất dinh dưỡng trong ñất, không ñồng hoá ñược vật chất, dẫn ñến thất thu về sản lượng. Ngược lại, thừa ñạm cây sinh trưởng thân lá quá mạnh và kéo dài, ức chế sự hình thành và phát triển củ, làm chậm quá trình sinh lý của củ dẫn ñến thu hoạch muộn và năng suất thấp. Thừa ñạm làm cho cây khoai tây có khả năng mẫn cảm với một số loại bệnh hại (nhất là bệnh mốc sương), tích luỹ chất khô kém, gây ảnh hưởng tới chất lượng củ, củ khó bảo quản, hàm lượng tinh bột trong củ giảm.
Việc bón ñạm sớm hay muộn cho khoai tây cũng làm ảnh hưởng ñến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây. Theo Lê Trọng Văn (1970-1971), nếu bón ñạm muộn sau trồng 50 ngày sẽ giảm năng suất từ 6 - 7tấn/ha so với phân bón lót và bón thúc ở giai ñoạn sau trồng từ 15-20ngày. Khoai tây sử dụng ñạm tốt còn phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt ñộ lúc phân tích chất của ñất, các thời kỳ bón thúc, lượng phân bón… Ngoài ra, các dạng khác nhau cũng có ảnh hưởng ñến qúa trình hấp thụ của cây khoai tây, thường dùng dạng ñạm ure.