ðối với cây khoai tây, kali có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp và trao
ñổi chất, tăng khả năng vận chuyển và tích lũy các chất hữu cơ trong cây. Vì vậy, kali có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất củ
khoai tây. Kali ñóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các chất như tinh bột, nên có ảnh hưởng rất rõ rệt ñến chất lượng củ khoai tây (làm tăng hàm lượng tinh bột và tăng hàm lượng chất khô trong củ). Kali còn có tác dụng làm tăng khả năng chịu rét, chịu hạn và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại, ñặc biệt là giảm bệnh
ñốm ñen trên củ.
Lox (1960), cho biết khoai tây rất cần kali, ñặc biệt vào thời kỳ hình thành và phát triển củ. Trong ñiều kiện bón phân không ñầy ñủ cây thường phát triển không cân ñối, rễ phát triển chậm, phân nhánh kém, tỷ lệ củ thương phẩm thấp, mặt khác tỷ lệ củ bị hao hụt trong bảo quản cũng tăng lên. Vì vậy cần phải bón phân cân ñối ñạm, lân, kali và bón ñúng thời ñiểm.
Kali là loại chất dinh dưỡng cây khoai tây hút nhiều nhất và hút trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây, nhưng cây ñặc biệt cần nhiều kali vào thời kỳ phát triển mạnh thân lá và củ. Hầu hết kali cây hút ñược tích luỹ vào trong củ, củ là bộ phận thu hoạch của cây khoai tây vì vậy cần phải bón nhiều phân kali cho khoai tây ( Nguyễn Như Hà, 2006 ).
Ở các loại ñất kiềm, phân kali có thể làm tăng năng suất khoai tây 14 – 15%.
Ở nhiều vùng sản xuất phân kali có tác dụng làm tăng năng suất khoai tây nhiều hơn tác dụng của phân lân và phân ñạm. Kết quả nhiều thí nghiệm trên ñất cát ởẤn ðộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 28