Bón lót cho cây khoai tây
Toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ hay 50% tổng lượng phân lân, 30 - 50% tổng lượng phân kali và 25 - 50% tổng lượng phân ñạm. Trong thực tế có thể dành ½ tổng lượng phân lân ñể bón thúc, nên dùng phân lân ñể bón thúc cho khoai tây ở
những nơi cây hay bị bệnh nấm.
Bảng 2.9: Phương pháp bón phân cho cây khoai tây
Tỷ lệ bón so với tổng lượng phân bón (%) Thời gian bón N P2O5 K2O Bón lót 25 - 50 50 - 100 30 - 50 Bón thúc 1 (20-25 ngày sau trồng) 25 - 35 0 - 50 0 - 40 Bón thúc 2 (35-45 ngày sau trồng) 25 - 40 0 30 - 40
Việc bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân nên thực hiện trước khi lên luống, trong quá trình cày và bừa ñể trộn ñều phân vào ñất trước khi trồng.
Khi lượng phân hữu cơ bón ít có thể bón trực tiếp vào ñáy rạch hay hốc trước khi bón các loại phân khác trước khi trồng. Toàn bộ lượng phân lân, kali và lượng phân ñạm bón cùng củ giống khi trồng. Phân ñược bón rất gần củ giống, nhưng tránh ñể tiếp xúc trực tiếp với củ giống sẽ có tác dụng tốt nhất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 31
Bón thúc cho khoai tây
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của thời gian bón phân ñạm ñến năng suất khoai tây Lượng N (g/chậu)
Bón trước ra hoa Bón sau ra hoa
Khối lượng củ của một cây (gam) 0,7 0,7 171 2,7 2,7 295 2,7 0,7 496 0,7 2,7 267 Nguồn: Guliakin,1977
Sau khi các mầm ñã vươn khỏi mặt ñất, cần chú ý bón phân ñể thúc ñẩy tăng trưởng thân lá, làm cơ sởñể ñạt năng suất cao. Thân ngầm hay còn gọi là tia củ, hình thành trong suốt quá trình sinh trưởng của cây khoai tây, nhưng cần tạo
ñiều kiện thuận lợi ñể tia củ hình thành tập trung, tăng tỷ lệ tia củ hữu hiệu. Vì vậy
ñể cung cấp dinh dưỡng cho khoai tây ñạt năng suất cao, phẩm chất tốt, ngoài việc bón phân lót trước trồng, thường tiến hành bón thúc cho khoai tây vào 2 ñợt. Bón thúc phân không nên muộn hơn sau trồng 50 ngày, nhất là với phân ñạm.
Bón thúc lần 1 cho khoai tây, thường tiến hành vào khoảng 20-25 ngày sau
trồng, khi cây bắt ñầu phát triển thân lá. Trong ñợt bón này sử dụng các loại phân: Phân ñạm với lượng bằng 25-35% tổng lượng phân ñạm; phân kali với lượng khoảng 40% tổng lượng phân kali và phân lân với lượng bằng 50% của tổng lượng phân lân (toàn bộ lượng phân lân còn lại). Trong thực tế có thể không bón phân kali trong ñợt bón thúc này, nếu ñã bón lót 50% lượng phân kali và không bón phân lân nếu ñã bón lót toàn bộ phân lân. Lần bón phân này cần kết hợp với xới, vun gốc và tưới nước cho khoai tây.
Bón thúc lần 2 cho khoai tây, thường thực hiện vào khoảng 40 - 45 ngày sau
trồng, khi cây bước vào thời kỳ phát triển củ. Trong ñợt bón này thường sử dụng các loại phân bón còn lại với lượng như sau: Phân ñạm 25 - 40% của tổng lượng ñạm, phân kali với lượng khoảng 30 - 40% của tổng lượng kali (toàn bộ lượng phân ñạm và kali còn lại). Nếu tổng lượng phân bón nhiều nên dành 25% tổng lượng ñạm và 1/3 tổng lượng phân kali bón vào thời kỳ này. Thường bón phân kết hợp với vun cao luống cho cây khoai tây, nếu ñất khô nên kết hợp với tưới nước cho cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 32
Bảng 2.11: Quy trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây khoai tây
Thời kỳ Loại phân Lượng bón
Bón lót khi trồng 13 - 08 - 17 300 - 500kg/ha 20 - 25 ngày sau trồng 13 - 08 - 17 400 - 600kg/ha 40 - 45 ngày sau trồng 13 – 08 - 17 300 - 500kg/ha
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000