Theo Nguyễn Như Hà (2006), khoai tây là loại cây trồng kém chịu mặn, vì vậy việc bón phân hữu cơ cho cây khoai tây thường có hiệu quả cao, nhờ phân hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, không làm xót rễ cây, lại còn có tác dụng cung cấp nguồn CO2 và cải thiện tính chất vật lý của ñất. Dạng phân hữu cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 33
Về phân ñạm, nên dùng ñạm urê hay các dạng phân ñạm amôn không chứa Cl cho khoai tây, do hiệu quả sử dụng của phân ñạm amôn cao trong ñiều kiện môi trường chua. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng khoai tây thích dạng NO3- hơn dạng NH4+
Về phân lân, nên bón cho khoai tây dưới dạng supe lân hoặc dùng phối hợp với các loại phân lân khác, chẳng hạn như nung chảy với supe lân, ñể vừa cung cấp lân vừa cung cấp Mg cho cây (Nguyễn Như Hà, 2006). Theo J. G.de Geus (1967), khoai tây ưa dạng lân hoà tan trong nước, ñặc biệt là ở ñất trung tính hay ñất hơi chua. Những thí nghiệm tại bang Maranhao ở Braxin (Boork và Freire, 1960) cho thấy khi bón lân cho khoai tây dưới dạng bột xương thì hiệu lực của lân kém hơn so với dạng supe lân. Nhiều thí nghiệm ở Pêru trong thời gian 1950 - 1960 cho thấy hiệu lực của hyper photphat kém xỉ lò Thomas và kém nhiều so với supe lân.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), trong bón phân cho khoai tây, nên dùng phân sunphat kali, tro bếp và kali có trong phân chuồng. Nếu sử dụng phân clorua kali, chỉ nên dùng ñể bón lót và bón sớm ñể tránh ảnh hưởng xấu ñến chất lượng củ. Khi bón nhiều kali, cần dùng kali sunphat vì khoai tây rất mẫn cảm với việc thừa clo, vì lượng clo nhiều sẽ làm giảm chất lượng củ và giảm tỷ lệ bột trong củ.
J. G.de Geus (1967), trong ñiều kiện bình thường, các nguồn ñạm khác nhau như amôn sulfat, amôn sulfat nitrat, canxi amôn nitrat và urê có hiệu lực không khác nhau nhiều. ðạm amôn thường ñược xem là nguồn ñạm thích hợp nhất ñối với cây khoai tây. Nếu bón vôi cho khoai tây thì chỉ cần bón một lần với một lượng nhỏ, nhưng tốt nhất là bón cho các cây trồng vụ trước.
J. G.de Geus (1967), trong các thí nghiệm ở Mỹ (Wolfe và Kipps, 1959) bón sunphat kali làm tăng tỷ trọng củ, tỷ lệ tinh bột và hàm lượng chất khô trong củ nhiều hơn so với bón clorua kali. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm ở trại Nghiên cứu Khoai tây Trung ương Sita Eliya ở Srilanca, (Caesar và Ganesan, 1964), cho thấy ảnh hưởng tới tinh bột của khoai tây sau khi bón KCl ở vùng nhiệt ñới cũng giống như vùng khí hậu ôn hoà. Qua một loạt các thí nghiệm ở nhiều vùng khác nhau tại San Paulo (Boock, 1960), nhận thấy cùng mức bón 30, 60, 90 kg K2O/ha, phân sunphat kali làm tăng năng suất nhiều hơn phân Clorua kali.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 34