Năm 1950 trên thế giới người ta bắt đầu các thử nghiệm đơn hoá trị liệu trong UTĐTT. Từ đó nhiều phác đồ hóa chất được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị bệnh UTĐTT [100].
1.3.3.1. Hóa trị bổ trợ
Hoá trị bổ trợ được chỉ định cho UTTT giai đoạn II có yếu tố nguy cơ cao, giai đoạn III nhằm làm tăng thêm tỷ lệ sống trên 5 năm. Trong thập niên gần đây với sự tìm ra một số thuốc mới để điều trị bổ trợ UTTT như Irinotecan (ức chế D/VA Topoisomerase) với các phác đồ FOLFOX4, FOLFOX6, FOLFIRI, CapeOX... đã đem lại kết quả điều trị bổ trợ cao hơn hẳn so với các phác đồ cũ (FUFA, FuFol) [100].
1.3.3.2. Hóa trị tạm thời
Những bệnh nhân UTTT giai đoạn muộn, không còn chỉ định điều trị triệt căn, sử dụng hoá chất toàn thân, để điều trị triệu chứng chống đau, chống chèn ép nhằm cải thiện thêm chất lượng sống cho người bệnh. Hiện nay, các bệnh nhân UTTT giai đoạn di căn xa được điều trị bằng các phác đồ FOLFOX4, FOLFOX6, CapeOX kếp hợp với Bevacizumab hoặc Cetuximab cho kết quả khả quan.
1.3.3.3. Hóa trị phối hợp với kháng thểđơn dòng
Kháng thể đơn dòng phối hợp hóa trị được chỉ định cho các bệnh nhân UTĐTT giai đoạn di căn. Các kháng thể đơn dòng trong điều trị UTTT bao gồm: Bevacizumab (Avastin), Cetuximab (Erbitux), Panitumumab (Vectibix) [48], [66].
1.3.3.4. Hóa xạ trị phối hợp
Hóa xạ trị đồng thời: Năm 1958, Heidelberger và cs đã thử nghiệm kết hợp 5FU với xạ trị trong điều trị UT trên động vật. 10 năm sau đó Moertel và cs đã công bố hiệu quả của kết hợp 5FU với XT giúp tăng thời gian sống thêm của các BN UT đường tiêu hóa giai đoạn không mổ được. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên trong việc phối hợp HXT trong bệnh UTTT [61].
Những nghiên cứu mới đây cho thấy 5 FU có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm với xạ trị của UTTT. HXT được chỉ định trước phẫu thuật ở những bệnh nhân UTTT thấp giai đoạn T3, T4, có hoặc không có di căn hạch. Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu điều trị hoá, xạ trị trước phẫu thuật cho các bệnh nhân UTTT cho thấy có hiệu quả hạ thấp giai đoạn bệnh, giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ, tăng thời gian sống thêm [105].
Các phác đồ điều trị hóa trị trước mổ đang được áp dụng trên thế giới:
1. 5FU 325-350mg/m2 + Leucovorin 20mg/m2 truyền tĩnh mạch nhanh ngày 1-5, tuần 1 và tuần 5
2. 5FU 400mg/m2 + Leucovorin 100mg/m2 truyền tĩnh mạch nhanh ngày 1,2,11,12,21,22
3. 5FU 1000mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1-5, tuần 1và tuần 5
4. 5FU 250mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1-14 và 22-35 và Oxaliplatin 50mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1,8,22,29
5. 5FU 225mg/m2 truyền tĩnh mạch 5 ngày/tuần vào các ngày xạ trị
6. Capecitabine 800-825mg/m2 uống 2 lần/ngày, 5 đến 7 ngày/tuần, kết hợp với xạ trị
7. UFT (300-350mg/m2/ngày) và Leucovorin 22,5-90mg/ngày uống, 5 đến 7 ngày/tuần, kết hợp với xạ trị [9], [121].
1.3.3.5. Phác đồ điều trị UTTT tại Mỹ và hiện đang được áp dụng tại Việt nam:
1. Giai đoạn T1-2, N0, M0: phẫu thuật nếu sau PT: pT1-2, N0, M0: theo dõi
pT3, N0,M0 hoặc pT1-3, N1-2, M0: HT bổ trợ
2. Giai đoạn T3, N0 hoặc bất kỳ T, N1-2: HXT trước mổ, sau đó PT và HT 3. Giai đoạn T4 (có hoặc không có khả năng PT): hóa xạ trị, sau đó PT (nếu
có khả năng PT) và HT
4. Giai đoạn T bất kỳ, N bất kỳ, M1:
- nếu có khả năng PT cắt bỏ tổn thương di căn và u thì PT sau đó điều trị HT ± XT
- nếu không có khả năng PT:
+ HT 2-3 tháng, sau đó đánh giá nếu có khả năng PT cắt bỏ tổn thương di căn và u thì PT sau đó điều trị HT ± XT; nếu không có khả năng PT cắt bỏ tổn thương di căn và u thì điều trị HT ± XT
+ HT±XT sau đó đánh giá nếu có khả năng PT cắt bỏ tổn thương di căn và u thì PT sau đó điều trị HT; nếu không có khả năng PT cắt bỏ tổn thương di căn và u thì điều trị HT [52], [121].